Có thể nói, cảm giác khó chịu nhất trong lúc ngủ là bị một vấn đề nào đó làm tỉnh giấc. Trong đó, hội chứng tiểu đêm là một trong những nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nhiều người cho rằng, uống nước nhiều sẽ đi tiểu nhiều vào ban đêm và xem đó là chuyện bình thường.
Tuy nhiên đó là một sai lầm rất lớn, khi bạn không biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục, tình trạng tiểu đêm bị kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí là đe dọa tính mạng. Vậy nên, Thế Giới Nệm xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về hội chứng này.
Cơ thể người khỏe mạnh hầu như không bị tiểu đêm, nhiều người còn tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon, ngủ liên tục đến sáng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nên bạn vẫn có thể gặp hội chứng tiểu đêm. Thông thường tần suất đi tiểu của những người này sẽ nhiều hơn 2 lần trong một đêm.
Thống kê cho thấy có đến 60% người trung niên và người lớn tuổi sẽ đi tiểu ít nhất hai lần, tối đa chín lần một đêm. Tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở người cao tuổi, nguyên nhân là do cơ quan tiết niệu bị lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan. Ngoài ra, người lớn tuổi thường có giấc ngủ ngắn nên dẫn đến việc buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên.
Một cảnh báo gần đây của các chuyên gia đầu ngành về thận tiết niệu khiến nhiều người trung niên hoang mang, nếu họ đi tiểu dù chỉ 1-2 lần trong đêm ngủ thì chức năng thận đã có dấu hiệu suy giảm đến mức báo động.
Hội chứng tiểu đêm thường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất ngủ kéo dài. Muốn khắc phục được chứng bệnh này, bạn cần phát hiện triệu chứng và nguyên nhân của nó.
Một người bình thường có thể ngủ từ 6 đến 8 giờ đồng hồ mà không cần thức giấc để đi tiểu giữa đêm. Nhưng đối với những người mắc hội chứng tiểu đêm sẽ phải thức dậy nhiều lần khi ngủ để đi tiểu. Đồng thời, hiện tượng này còn kèm theo các triệu chứng như:
Khi bạn uống quá nhiều nước hoặc rượu bia, mắc bệnh tiểu đường, tăng canxi huyết, suy thận mãn tính,… sẽ dẫn đến mất cân bằng dịch. Đồng thời, lượng bài niệu chiếm trên 40ml/kg/24 giờ. Lượng nước tiểu tiết ra nhiều khiến bàng quang nhanh đầy, đặc biệt khi bàng quang đầy vào ban đêm, hệ thần kinh sẽ kích thích khiến bạn thức giấc và có nhu cầu đi tiểu. Lâu ngày, nếu vẫn không kiểm soát được tình trạng này, bạn sẽ bị hội chứng tiểu đêm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lẫn giấc ngủ.
Thường xuyên tiểu đêm, chủ yếu do thói quen uống nhiều nước, đặc biệt là rượu và cà phê trước khi đi ngủ. Nguyên nhân này khá dễ khắc phục và cải thiện, bạn nên cố gắng giảm lượng nước uống vào trước khi đi ngủ. Nếu tần suất đi tiểu đêm không giảm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì nguyên nhân có thể phức tạp hơn.
Bàng quang của người bình thường có thể chứa 300-400 ml nước tiểu. Khi nước tiểu được thận bài tiết vào bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ đi tiểu. Trong khi đó, bàng quang lại được kiểm soát bởi não bộ, đoạn S1-S2 của tủy sống và hệ thống thần kinh ngoại biên. Do đó, các vấn đề về thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và dẫn đến hội chứng tiểu đêm.
Một số rối loạn thần kinh có xu hướng gây bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát hoặc tiểu đêm gồm: hội chứng chèn ép tủy sống, bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng,… Nếu phụ nữ trên 60 tuổi bị bí tiểu thường xuyên khi đã loại trừ được nguyên nhân tắc nghẽn bàng quang, bác sĩ có thể nghi ngờ đến việc rối loạn thần kinh.
Ngoài ra, các vấn đề về rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng tiểu đêm. Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm nhiều hơn bình thường. Do đó, điều trị các tình trạng này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thuyên giảm chứng tiểu đêm.
Khi ngủ nhiều giờ vào ban đêm, cơ thể cần chức năng cô đặc nước tiểu để duy trì giấc ngủ và không bị quấy rầy bởi cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, chức năng này thường suy giảm theo tuổi tác, đồng thời cũng bị tác động bởi căn bệnh như viêm nhiễm, u xơ tuyến tiền liệt, các bệnh về đường tiết niệu, viêm bàng quang,...
Nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu đêm là do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Bệnh ảnh hưởng đến 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 đến 60, và tỷ lệ này tăng lên 90% ở những bệnh nhân trên 80 tuổi.
Bao quanh niệu đạo là tuyến tiền liệt, nên khi nó bị phì đại sẽ làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu. Từ đó, thành bàng quang cũng dày lên, gây khó khăn khi đi tiểu. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, điều này sẽ giúp theo dõi tình trạng và cải thiện hội chứng tiểu đêm do nó gây ra.
Hội chứng tiểu đêm cũng có thể xảy ra do tác dụng của một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng để điều trị một số bệnh. Những loại thuốc này thường có chức năng lợi tiểu, chúng thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Chẳng hạn như Demeclocycline, Furosemide, Methoxyflurane, Propoxyphene, Lithium, Phenytoin,…
Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nên nhờ sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Hội chứng tiểu đêm sẽ được cải thiện rất nhiều nếu bạn biết một số biện pháp khắc phục sau:
Nên hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm: Cung cấp nước cho cơ thể trong ngày là việc làm cần thiết, nhưng bạn nên hạn chế uống nước 2-4 giờ trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không nên uống rượu bia và cafein như soda, cà phê,… vào ban đêm.
Cẩn thận với thuốc lợi tiểu: Nếu bạn phải dùng thuốc lợi tiểu, hãy uống chúng ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm số lần bạn đi tiểu đêm.
Nâng cao chân hoặc mang vớ nén: Một số người gặp phải tình trạng tích nước ở chân. Giữ chúng ở mức cao có thể giúp phân phối chất lỏng trở lại máu, giảm cảm giác muốn đi tiểu. Vớ nén đàn hồi hoạt động bằng cách tạo áp lực lên chân để ngăn tích tụ chất lỏng.
Xây dựng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc chiều: Khi cảm thấy ngủ không sâu giấc, ngủ ngắn vào buổi chiều có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong ngày. Vì nó có thể khiến chất lỏng được hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, bạn không nên ngủ trưa thường xuyên và quá lâu, vì nó có thể làm cản trở giấc ngủ vào ban đêm.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm: Nếu bạn có được giấc ngủ sâu và không bị khó ngủ hay trằn trọc khi ngủ. Khi đó, hội chứng tiểu đêm sẽ không thể đeo bám bạn. Hãy trang bị các sản phẩm chất lượng như nệm lò xo cao cấp, nệm Vạn Thành 1m6, 1m8 hay nệm Kim Cương 1m6, 1m8,… để mang lại lại giấc ngủ ngon và tốt nhất nhé!
Như đã đề cập phía trên, hội chứng tiểu đêm gây cản trở giấc ngủ, lâu ngày có thể tác động xấu đến sức khỏe. Do đó cần phát hiện sớm các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh để có thể khắc phục và điều trị kịp thời.
Tốt hơn hết, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Việc xác định nguyên nhân mắc hội chứng đi tiểu đêm nhiều lần kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xử trí bệnh.
Ai trong chúng ta đều có thể mắc phải hội chứng tiểu đêm, đặc biệt là khi về già. Vậy nên, hãy quan tâm và bảo vệ sức khỏe cơ thể của mình ngay từ bây giờ. Thông qua những nguyên nhân và cách khắc phục hội chứng tiểu đêm mà Thế Giới Nệm đã chia sẻ trên đây. Mong rằng, chúng ta sẽ loại bỏ những thói quen xấu và xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Đồng thời, ăn uống điều độ, nâng cao chất lượng giấc ngủ để có được sức khỏe và cuộc sống tốt hơn bạn nhé!
Nếu bạn có nhu cầu chăm sóc giấc ngủ mà không biết bắt đầu từ đâu? Hãy đến với Thegioinem.com, nơi đây là thiên đường của những giấc ngủ ngon. Bạn sẽ được nhân viên tư vấn tận tình và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn. Hơn hết, bạn sẽ chọn được những tấm nệm tốt nhất cho giấc ngủ. Ngoài ra, cửa hàng chúng tôi luôn cung cấp các loại nệm với đa dạng kích thước như nệm Vạn Thành 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, nệm Kim Cương 5cm, 10cm, 15cm, 20cm,… Nên bạn có thể tha hồ lựa chọn và mua được những sản phẩm phù hợp với không gian ngủ của mình. Chúc bạn có giấc ngủ ngon và sức khỏe như mong muốn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/