Nội dung
Mộng du là gì?Mộng du ở trẻ em khác gì so với người lớn?Nguyên nhân gây mộng du ở trẻ emYếu tố di truyềnCăng thẳng và áp lực tâm lýThiếu ngủ hoặc thay đổi thói quen sinh hoạtDấu hiệu nhận biết trẻ bị mộng duHành động vô thức trong lúc ngủKhó đánh thức trẻ khi mộng duTình trạng tái diễn thường xuyênMộng du có nguy hiểm không?Rủi ro tiềm tàng: Chấn thương hoặc đi lạcẢnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻKhi nào cần sự can thiệp của bác sĩ?Cách xử lý khi trẻ bị mộng duTạo môi trường ngủ an toànXây dựng thói quen ngủ lành mạnhTư vấn bác sĩ nếu cần thiếtKết luậnMộng du là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, làm trẻ có những hành động vô thức trong lúc ngủ, khiến giấc ngủ của trẻ kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng về mặt thể chất lẫn tinh thần trong giai đoạn trẻ đang phát triển, vấn đề này đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Để biết rõ hơn Mộng du ở trẻ em: Nguy hiểm hay không? tìm hiểu ngay ở nội dung này nhé!
Mộng du là gì?
Mộng du là một tình trạng phổ biến hơn ở trẻ em, đây là một dạng rối loạn giấc ngủ, tâm thần kinh, khiến trẻ đứng dậy và đi bộ khi đang ngủ. Lúc này trẻ không nhận thức được hành động của mình và thường không nhớ về tình trạng này khi tỉnh dậy.
Chứng mộng du thường xảy ra khi trẻ đang chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giai đoạn nông hơn hoặc thức dậy. Hầu hết trẻ em bắt đầu mộng du vào khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ sau khi ngủ. Các cơn mộng du thường kéo dài từ 5 - 15 phút. Rất khó để đánh thức trẻ khi đang bị mộng du.
Hành vi này thường vô hại và hầu hết trẻ em lớn lên sẽ mất đi tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm, chăm sóc khi bị mộng du, trẻ có thể trẻ bị thương do vấp ngã hay gặp phải những tình huống nguy hiểm khác.
Mộng du ở trẻ em khác gì so với người lớn?
- Trẻ em là đối tượng dễ mắc hội chứng mộng du cao hơn so với người trưởng thành. Trẻ em có thể trải qua các sự kiện mộng du trong giai đoạn phát triển của mình, còn người lớn thường liên quan đến các yếu tố căng thẳng, mất ngủ, dùng thuốc hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
- Với trẻ em khi mộng du thường có hành động đơn giản, nhưng hiếm khi thực hiện hành vi phức tạp. Còn với người lớn họ có thể thực hiện các hành động phức tạp hơn như lái xe, những hành động gây mức độ nguy hiểm cao với người khác.
- Chứng mộng du ở trẻ em có thể tự hết khi trẻ trưởng thành, vì hệ thần kinh và giấc ngủ của trẻ trở nên ổn định hơn. Nhưng với người lớn mộng du có thể có thể kéo dài trong suốt cuộc đời nếu không được can thiệp hoặc điều trị.
Nguyên nhân gây mộng du ở trẻ em
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu cho thấy một mô hình rõ ràng trong đó một số người có khuynh hướng di truyền với chứng mộng du và các chứng rối loạn giấc ngủ NREM khác. Khoảng 22% trẻ em có cha mẹ không có tiền sử mộng du sẽ gặp phải tình trạng này. Ngược lại, 47% trẻ em bị mộng du nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh này và 61% trẻ em bị mộng du nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh này.
Căng thẳng và áp lực tâm lý
Áp lực, căng thẳng, stress kéo dài… là những nguyên nhân có thể dẫn đến mộng du, não bộ không thật sự nghỉ ngơi kể cả khi người bệnh đang ngủ. Nhiều loại căng thẳng khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó gây ra giấc ngủ rời rạc hoặc giấc ngủ bị gián đoạn hơn, làm tăng khuynh hướng mộng du. Căng thẳng có thể là về thể chất, chẳng hạn như do đau đớn hoặc xúc động mạnh, trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc cũng dẫn đến căng thẳng.
Thiếu ngủ hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt
Thiếu ngủ là nguyên nhân khiến trẻ em mắc bệnh mộng du cao, có thể do mất nhiều thời gian hơn để ngủ sâu sau một thời gian thiếu ngủ. Trẻ em trong quá trình phát triển, thường xuyên thay đổi lịch ngủ hoặc đang trải qua các giai đoạn căng thẳng do học tập hay chuyển nhà, chưa thích nghi được với phòng ngủ mới… có thể bị mộng du. Một số yếu tố khác như bàng quang đầy nước tiểu khi đi ngủ, môi trường ngủ có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn… cũng làm tăng nguy cơ bị mộng du ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mộng du
Hành động vô thức trong lúc ngủ
Trong lúc mộng du, trẻ có thể ngồi dậy, đi lại, nói chuyện mà không có mục đích rõ ràng. Mắt của trẻ có thể mở nhưng ánh mắt thường trống rỗng, không có sự tỉnh táo và nhìn mọi thứ như thể không có sự nhận thức.
Mộng du còn khiến trẻ có thể thực hiện các hành động như chạy nhảy, mở cửa tủ tìm kiếm vật gì đó, mặc đồ, hoặc thậm chí ăn uống mà không có ý thức, đôi khi còn thực hiện các hành động nguy hiểm như leo trèo hoặc đi ra ngoài.
Khó đánh thức trẻ khi mộng du
Khi bị mộng du, trẻ sẽ ít phản ứng khi người khác gọi tên hoặc chạm vào. Thường thì trẻ vẫn tiếp tục hành động mà không nhận ra sự hiện diện của người khác. Sau khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, trẻ không nhớ những gì đã làm trong khi mộng du. Điều này là một dấu hiệu rõ ràng của mộng du.
Tình trạng tái diễn thường xuyên
Khi trẻ trong giai đoạn từ 4 đến 8 tuổi, nếu mắc bệnh mộng du thì tình trạng này sẽ tái diễn và thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong thời kỳ phát triển giấc ngủ. Tình trạng này còn có thể xảy ra nhiều lần trong một tuần hoặc chỉ thỉnh thoảng, tùy thuộc vào từng trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể giảm dần khi trẻ lớn lên, vì sự phát triển của hệ thần kinh và giấc ngủ sẽ ổn định hơn khi trẻ đạt đến tuổi thiếu niên.
Mộng du có nguy hiểm không?
Rủi ro tiềm tàng: Chấn thương hoặc đi lạc
Mộng du có thể dẫn tới các tình huống nguy hiểm vì trẻ bị mộng du không tỉnh táo và không biết mình đang làm gì. Trẻ có thể tự làm tổn thương bản thân, đi bộ trong vô thức gần đồ vật nhọn trong nhà hoặc đi cầu thang, làm bể kính, ăn thứ gì đó không phù hợp, hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó khi mộng du.
Đặc biệt, khi trẻ trong tình trạng mộng du nhưng không có sự giám sát, chăm sóc cẩn thận từ gia đình, trẻ dễ đi ra ngoài và mất phương hướng dẫn đến lạc đường, gặp các tình huống nguy hiểm như bị chó cắn, tai nạn giao thông,..
Ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ
Mộng du làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, trong khi giấc ngủ có vai trò quan trọng đặc biệt với sự phát triển của trẻ cả về mặt thể chất và tinh thần. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, trẻ sẽ không có được giấc ngủ chất lượng. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng như căng thẳng, lo âu, sợ hãi, hoặc các rối loạn tâm lý khác,...tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại của trẻ, mà còn khiến trẻ không thể phát triển toàn diện sau này.
Khi nào cần sự can thiệp của bác sĩ?
Các đợt mộng du chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thường không đáng lo ngại và thường tự hết. Tuy nhiên, bạn cần sự can thiệp của bác sĩ về tình trạng mộng du của trẻ nếu:
- Mộng du xảy ra thường xuyên: từ 1 - 2 lần/tuần hoặc vài lần trong một đêm.
- Mộng du dẫn đến các hành vi nguy hiểm hoặc có thể gây thương tích cho bản thân trẻ và người khác.
- Tình trạng mộng du của trẻ gây gián đoạn giấc ngủ của các thành viên trong gia đình một cách đáng kể.
- Dẫn đến các triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc các vấn đề về hoạt động khác.
- Tình trạng mộng du vẫn tiếp diễn khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.
Cách xử lý khi trẻ bị mộng du
Tạo môi trường ngủ an toàn
- Bạn nên đóng và khóa tất cả các cửa ra vào, cửa sổ trong ngoài nhà vào ban đêm. Cần loại bỏ các vật sắc nhọn và dễ vỡ xung quanh giường của con bạn. Không cho trẻ ngủ trên giường tầng, bạn cũng nên lắp đặt cửa an toàn trước cầu thang hoặc cửa ra vào.
- Không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ không có tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Một môi trường ngủ tối và yên tĩnh sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ mộng du.
- Nhiệt độ phòng thoải mái: Đảm bảo nhiệt độ phòng không quá lạnh hoặc quá nóng để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon.
Tham khảo ngay các sản phẩm nệm như nệm foam, nệm cao su, nệm lò xo, nệm bông ép,...tại Thegioinem.com để mang lại cho trẻ một môi trường ngủ thoáng mát, thoải mái, dễ chịu, từ đó cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ hạn chế thức giấc giữa đêm, có giấc ngủ chất lượng hơn.
Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh
- Xây dựng thói quen ngủ đều đặn: Đảm bảo trẻ đi ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày, giúp thiết lập chu kỳ giấc ngủ ổn định.
- Giảm stress: Tránh để trẻ gặp phải căng thẳng, lo âu trước khi đi ngủ. Các hoạt động thư giãn, như đọc sách, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ, có thể giúp trẻ dễ dàng vào giấc ngủ.
- Không cho trẻ ăn quá no hoặc uống đồ uống có caffein trước khi ngủ. Điều này giúp giảm nguy cơ gián đoạn giấc ngủ.
- Hạn chế cho trẻ uống chất lỏng trước khi đi ngủ và đảm bảo con bạn thải hết nước trong bàng quang trước khi đi ngủ.
Tư vấn bác sĩ nếu cần thiết
Khi trẻ mắc bệnh mộng du, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của trẻ, nếu tình trạng mộng du xảy ra thường xuyên hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần ghi lại thời gian, tần suất của các lần mộng du và những thay đổi trong hành vi của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn cung cấp thông tin đầy đủ khi tìm đến bác sĩ.
Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán chứng mộng du dựa trên lời kể của các thành viên khác trong gia đình về hành vi của trẻ. Từ đó, đưa ra các phương pháp điều trị hoặc các biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu bác sĩ xác định mộng du là triệu chứng của các vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, lo âu, hoặc căng thẳng, họ sẽ đưa ra các phương án điều trị kịp thời để cải thiện giấc ngủ của trẻ.
Kết luận
Mộng du ở trẻ em thường là một hiện tượng tạm thời và không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Điều quan trọng là đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo môi trường ngủ lành mạnh, và quan sát sự thay đổi để có biện pháp kịp thời.
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)