Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0909 234 325

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày đăng: 22:31 23-09-2024 | 157 lượt xem

Ngủ dậy bị sưng môi khiến nhiều người bàng hoàng và lo lắng, đặc biệt trong trường hợp không có bất kì một vết thương nào trên miệng, thì bạn không nên chủ quan. Để hiểu rõ hơn Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? hãy tìm hiểu ở nội dung này của Thế Giới Nệm nhé! 

Nguyên nhân ngủ dậy bị sưng môi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng môi khi ngủ dậy, ngủ dậy bị sưng môi là kết quả của tình trạng viêm hoặc tích tụ chất lỏng trong mô. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sưng môi khi ngủ dậy là do: 

Do phản ứng dị ứng

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng môi là do dị ứng với thuốc, vết cắn, một số thực phẩm như sữa. đậu phộng, trứng, các loại hạt, động vật giáp xác, các loại cá, đậu nành, lúa mì.

Một số loại gia vị mà bạn nhạy cảm cũng có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến sưng môi. Như ớt cay gây ra cảm giác nóng trong miệng và sưng môi. Ngay cả những loại gia vị nhẹ như cây hồi, rau cần tây, rau mùi, rau thì là cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Penicillin và các loại kháng sinh khác là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng dẫn đến sưng môi sau khi ngủ dậy.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Do phản ứng dị ứng

Bệnh về da và nhiễm trùng

Nổi mụn ở vị trí gần môi có thể gây sưng môi tạm thời. Mụn trứng cá dạng nang là loại mụn gây sưng tấy nghiêm trọng gây ra các tổn thương giống như nhọt, nếu xuất hiện gần môi sẽ gây sưng môi khi ngủ dậy.

Vết loét lạnh, nhiễm trùng do herpes và mụn nước do coxsackievirus xung quanh miệng  là triệu chứng liên quan đến vi-rút và có thể xuất hiện qua đêm khiến môi sưng tấy.

Trường hợp bạn phải đứng nắng cả ngày mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp, môi sẽ bị cháy nắng và xuất hiện các triệu chứng sưng môi, môi nứt nẻ.

Bệnh nhiễm trùng da do viêm mô tế bào có thể gây sưng môi hoặc sưng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nếu bị nhiễm trùng.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bệnh về da và nhiễm trùng

Do cơ và thần kinh

Các trình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ trên mặt là nguyên nhân khiến bạn bị sưng môi khi ngủ dậy hoặc biểu hiện các triệu chứng tương tự.

Những người dành hàng giờ để mím môi khi chơi nhạc cụ như chơi kèn trumpet sẽ gây ra tình trạng căng cơ miệng, có thể khiến môi bị sưng và tê.

Hội chứng Melkersson-Rosenthal là một tình trạng thần kinh hiếm gặp, gây sưng ở môi và mặt cũng như tê liệt một số cơ.  Bệnh có thể xảy ra cách nhau vài ngày hoặc vài năm gây ra những cơn đau khó chịu.boxsp

Vấn đề về răng

Sau khi niềng răng hoặc các phương pháp điều trị khác về răng sẽ dẫn đến sưng môi.  Nhiễm trùng miệng hoặc nướu là nguyên khá phổ biến dẫn đến sưng môi sau khi ngủ dậy và viêm bên trong miệng.

Ung thư môi thường có biểu hiện đầu tiên là vết loét ở bên ngoài hoặc bên trong môi dẫn đến sưng tấy.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Vấn đề về răng

Chấn thương

Vết thương trực tiếp trên môi như vết xước, vết cắt, vết bầm tím sẽ gây ra cảm giác đau rát và sưng tấy môi khi ngủ dậy.

Bạn có thể vô tình làm môi tổn thương khi lỡ cắn hoặc nhai trúng môi. Bên cạnh đó, việc ngủ ở tư thế khó chịu như dựa về các bề mặt cứng để ngủ, sẽ gây áp lực lên môi gây ra tình trạng sưng môi khi ngủ dậy.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Chấn thương

Tình trạng sưng môi khi ngủ dậy

Môi trên so với môi dưới

Khi nguyên nhân gây ra sưng môi là do chấn thương như các vết cắt, vết nứt, các vết thương tác động vào miệng,... thì phần môi bị chấn thương sẽ sưng nhiều hơn so với phần môi còn lại.

Với các vấn đề nha khoa, nếu người bệnh được tiêm thuốc tê ở môi dưới trước khi làm răng thì môi dưới sẽ bị sưng vào sáng hôm sau. Ở hội chứng Melkersson-Rosenthal gây sưng môi trên nhiều hơn là môi dưới. Còn ở bệnh viêm môi hoặc các tình trạng bệnh lý tương tự thường có xu hướng gây sưng môi dưới.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Môi trên so với môi dưới

Sưng một bên môi

Khi tình trạng sưng môi chỉ giới hạn ở một bên miệng có thể là do bạn vô tình bị chấn thương phần miệng đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một dấu hiệu tiềm ẩn của các khối u hoặc u nang ở vị trí đó. Nếu thức dậy thấy sưng một bên môi, hãy xem lại có từng va chạm hoặc bị các vấn đề ở miệng hay không, trường hợp sưng một bên môi bất thường hãy đến gặp các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác.

Đồng thời, các tình trạng khác cũng có thể khiến một bên miệng trông khác so với bên còn lại. Khi thức dậy và nhận thấy một bên miệng bị xệ, chảy nhiều nước dãi hoặc gặp khó khăn trong việc nói, thì đây có thể là triệu chứng của đột quỵ hoặc liệt dây thần kinh 7 ngoại biên.

Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Sưng một bên môi

Cách khắc phục tình trạng môi bị sưng khi ngủ dậy

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức tổn thương sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. 

Với những tình trạng sưng môi nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Chườm đá lạnh: Lấy tắm vải mỏng, sạch bọc đá và chườm môi tổn thương có thể làm giảm mức độ sưng tấy. Lưu ý, chỉ chườm đá ở vùng tổn thương, không chườm lan rộng sang vùng mặt có thể gây đau nhức cơ mặt.
  • Sử dụng mật ong: Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị, bạn lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa lên và để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Một số hoạt chất có trong mật ong có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Ở những trường hợp sưng môi do cháy nắng hoặc bị khô môi, nứt nẻ,... nên sử dụng các loại sản phẩm phù hợp với tình trạng da, chứa các thành phần lành tính, an toàn để cải thiện.
    Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
    Chườm đá lạnh cho tình trạng sưng môi nhẹ

Trường hợp sưng môi khi ngủ dậy cần sử dụng thuốc để điều trị

Liên quan đến phản ứng viêm, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc thuốc corticosteroid có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. NSAID giúp cải thiện các vết bầm tím hoặc chấn thương khiến nó sưng tấy lên. 

Các bệnh lý thần kinh khác gây sưng môi khi ngủ dậy, sẽ cần các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, bạn cần tuân thủ biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng ngừa ngủ dậy bị sưng môi

Bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát và tiến triển nặng nề hơn.

Phòng tránh dị ứng mỹ phẩm và thực phẩm

  • Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng như hải sản, đậu phộng,...
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không rõ nguồn gốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin,… Kiêng sử dụng bia rượu, thức ăn cay nóng.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp bù nước, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị các trường hợp sưng môi nặng, khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.
    Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
    Xây dượng chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Vệ sinh chăn ga gối và không gian phòng ngủ

  • Trong suốt thời gian ngủ, để môi khô chạm vào chăn ga là đều không thể. Nếu chăn ga không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ gây dị ứng cho môi bạn khi tiếp xúc. Vì thế nên vệ sinh chăn ga thường xuyên để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, vi nấm tích tụ gây hại cho sức khỏe bạn.
  • Chọn gối phù hợp để ngủ đúng tư thế là đều cần thiết, để môi tránh những tổn thương không mong muốn mỗi sáng thức dậy.
  • Vệ sinh không gian phòng thường xuyên là cách để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn sinh sôi gây ra các bệnh dị ứng, bệnh về da dẫn đến nguy cơ làm sưng môi khi ngủ dậy.
    Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục
    Vệ sinh chăn ga gối và không gian phòng ngủ

Kết luận

Ngủ dậy bị sưng môi là một tình trạng không quá nghiêm trọng nếu có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày. Nhưng nếu tình trạng tiến triển nặng nề hơn, thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, chúng ta không nên chủ quan cần nhanh chóng thăm khám và xử lý kịp thời. 

Các sản phẩm nệm foam, nệm cao su, nệm lò xo, nệm bông ép,...Tại Thegioinem.com là những chất lượng, chính hãng, được kiểm chứng về độ an toàn tuyệt đối, cam kết mang lại cho bạn những giấc ngủ ngon và an toàn nhất cho sức khỏe.

 -----------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Nhấn “Quan tâm” Zalo OA của Thế Giới Nệm để nhận các ưu đãi đặc biệt: https://zalo.me/816994836045545813

Website: https://thegioinem.com

Hotline: 0707 325 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom

Stores: https://thegioinem.com/stores 

Thảo luận bài viết "Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 3122

    Xem thêm
    Nệm Tatana - Sống xanh ngủ sạch

    Bài viết mới nhất

    Cách duy trì giấc ngủ đúng giờ để cải thiện sức khỏe

    Cách duy trì giấc ngủ đúng giờ để cải thiện sức...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    REM sáng là gì? Cách xử lý tình trạng REM sáng ở trẻ nhỏ

    REM sáng là gì? Cách xử lý tình trạng REM sáng ở trẻ...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Vì sao ngủ say không biết gì? Cách khắc phục

    Vì sao ngủ say không biết gì? Cách khắc phục

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Phương pháp ngủ kiểu Nhật Bản giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

    Phương pháp ngủ kiểu Nhật Bản giúp cơ thể khỏe mạnh...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách áp dụng phong thủy phòng ngủ để sớm có con

    Cách áp dụng phong thủy phòng ngủ để sớm có con

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Người già uống sữa trước khi ngủ được không?

    Người già uống sữa trước khi ngủ được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon và thư giãn tinh thần

    5 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon và thư giãn tinh thần

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Phong thủy phòng ngủ nhỏ: Cách bố trí và tối ưu không gian

    Phong thủy phòng ngủ nhỏ: Cách bố trí và tối ưu không...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Phong thủy phòng ngủ không có cửa sổ: Cách bố trí đúng

    Phong thủy phòng ngủ không có cửa sổ: Cách bố trí đúng

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trẻ bị ho khi ngủ phải làm gì để trẻ dễ ngủ hơn?

    Trẻ bị ho khi ngủ phải làm gì để trẻ dễ ngủ hơn?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    7 bài tập giúp cải thiện giấc ngủ cho người bị bóng đè

    7 bài tập giúp cải thiện giấc ngủ cho người bị bóng...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả

    Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân và cách khắc phục

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    30+ món quà tặng 20/10 hoàn hảo cho phái đẹp

    30+ món quà tặng 20/10 hoàn hảo cho phái đẹp

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    8 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo bệnh mất trí nhớ

    8 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo bệnh mất trí nhớ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách vệ sinh nệm gấp đơn giản tại nhà

    Cách vệ sinh nệm gấp đơn giản tại nhà

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Chăn trọng lượng là gì? Có giúp cải thiện sức khỏe không?

    Chăn trọng lượng là gì? Có giúp cải thiện sức khỏe...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giấc ngủ kém chất lượng là như thế nào? Làm sao để cải thiện

    Giấc ngủ kém chất lượng là như thế nào? Làm sao để...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở nữ giới và cách khắc phục

    Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở nữ giới và cách khắc...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    CẢNH BÁO VỀ VIỆC GIẢ DANH THẾ GIỚI NỆM LỪA ĐẢO TUYỂN DỤNG

    CẢNH BÁO VỀ VIỆC GIẢ DANH THẾ GIỚI NỆM LỪA ĐẢO...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook