Nội dung
Tè dầm là gì?Lúc nào thì chứng tè dầm ở trẻ em trở nên nghiêm trọng?Nguyên nhân tiềm ẩn gây nên chứng tè dầmLo lắngThói quen ăn uốngĐường tiết niệu bị nhiễm trùng (UTIs)Hội chứng ngưng thở khi ngủTáo bónNhững nguyên nhân nghiêm trọng hơnThận yếu/kémHormone ADH không tốtBệnh tiểu đườngCác tiêu chí góp phần làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ emTiểu sử gia đìnhRối loạn tăng động ADHDLà “người ngủ sâu”Tè dầm tác động đến sức khỏe giấc ngủ như thế nào?Làm thế nào để khắc phục chứng tè dầm ở trẻ?Kết luậnTè dầm là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bé đã bỏ được chứng tè dầm xong lại bị trở lại, hoặc bé tè dầm với tần suất cao. Vậy làm sao để cha mẹ nhận biết được khi nào chứng tè dầm của trẻ là bất bình thường? Hãy cùng Thegioinem tìm hiểu nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng tè dầm ở trẻ sơ sinh nhé!
Tè dầm là gì?
Tè dầm là tình trạng của các bé không tự chủ được bản thân khi đi tiểu trong lúc ngủ say vào ban đêm hay cả khi còn thức vào ban ngày. Hội chứng tè dầm là một tình trạng khá phổ biến ở các trẻ sơ sinh, các bé còn nhỏ tuổi, đôi khi có thể gặp ở các bé lớn và cả người lớn tuổi bị hạn chế khả năng tự chủ.
Lúc nào thì chứng tè dầm ở trẻ em trở nên nghiêm trọng?
Trẻ tè dầm là tình trạng thường gặp. Nhưng làm thế nào để bạn biết được chứng tè dầm ở trẻ là bình thường hay là một vấn đề y tế cần được giúp đỡ? Con bạn có thể ngủ suốt đêm mà không đái dầm vì bàng quang chứa ít nước tiểu hơn trong thời gian ngủ. Tuy nhiên, một số trẻ chưa trưởng thành và không làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu vào ban đêm. Kết quả là bàng quang bị đầy và tình trạng tè dầm về đêm xảy ra.
Tè dầm có thể là dấu hiệu báo bệnh khi bé mắc phải các bệnh như: táo bón, bàng quang nhỏ hơn bình thường… vậy nên hay theo dõi kỹ càng bé yêu của mình để kịp thời phát hiện và thăm khám sớm nhất có thể cha mẹ nha.
Nguyên nhân tiềm ẩn gây nên chứng tè dầm
-
Lo lắng
Khi còn nhỏ, trẻ thường có rất nhiều nỗi sợ, do vậy khi mắc tiểu bé không dám nói với ai, dẫn tới tình trạng tè dầm mất kiểm soát.
-
Thói quen ăn uống
Thường các mẹ sẽ cho bé ăn (bú) trước khi đi ngủ để bé được ngủ sâu hơn, nhưng lại không nghĩ tới tác hại của việc này là làm bàng quang của bé nhiều nước dẫn tới tình trạng tè dầm.
-
Đường tiết niệu bị nhiễm trùng (UTIs)
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) xảy ra khi bé gặp các bất thường về đường niệu như tắc nghẽn, bàng quang thần kinh, và niệu quản đôi. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm: bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu máu, bí tiểu, cấp tính, ngứa, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi, và đái dầm.
-
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Thông thường hội chứng ngưng thở khi ngủ chủ yếu gặp ở lứa tuổi trung niên trở đi, song trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Các dấu hiệu có thể gặp khi trẻ mắc bệnh là tinh thần thiếu ổn định, tè dầm, hay cáu gắt, quá hiếu động, thành tích học tập giảm sút,…
-
Táo bón
Tè dầm là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh táo bón ở trẻ, nguyên nhân là khi bị táo bón, trực tràng chứa đầy phân nên gây áp lực lên bàng quang, điều này làm bàng quang nhầm tưởng nước tiểu đẩy nên gửi tín hiệu tới hệ thần kinh não thông báo việc cần đi tiểu. Vì trẻ nhỏ còn thiếu sự tự chủ nên gây nên hội chứng tè dầm.
Những nguyên nhân nghiêm trọng hơn
-
Thận yếu/kém
Tiểu đêm ở người lớn và tè dầm nhiều là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh thận. Lọc nước tiểu là chức năng cơ bản nhất của thận. Chức năng thận suy giảm có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
-
Hormone ADH không tốt
Hormone chống lợi tiểu (ADH) là tín hiệu cảnh báo thận làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu. Vào ban đêm, cơ thể bạn sản sinh ra nhiều hormone hơn để chuẩn bị cho giấc ngủ. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác muốn đi tiểu trong khi ngủ. Tuy nhiên, ở một số người, hormone này không được sản xuất hoặc cơ thể ngừng phản ứng với nó. Sự bất thường của nội tiết tố này dường như có sự liên quan đến sự hình thành và phát triển của chứng tiểu đêm ở người lớn và tè dầm ở trẻ nhỏ.
-
Bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu không được kiểm soát trong cơ thể làm thay đổi các vấn đề vệ sinh cơ thể. Lượng đường trong máu cao cũng khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn và thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn để kiểm soát nó. Điều này gây ra chứng tè dầm vì trẻ chưa có sự tự chủ.
Các tiêu chí góp phần làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ em
-
Tiểu sử gia đình
Theo thống kê, tỉ lệ những trẻ gặp hội chứng tè dầm lên tới 77% khi có cha mẹ là người có tiền sử mắc chứng tè dầm.
-
Rối loạn tăng động ADHD
Rối loạn tăng động (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. ADHD không gây ra hoặc ảnh hưởng tới các vấn đề tâm lý hoặc phát triển khác. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng ADHD có nguy cơ gia tăng mắc phải: rối loạn lo âu, có hành vi quấy rối… Từ đây hội chứng tè dầm rất dễ bị tái lại đối với những trẻ đã từng mắc tình trạng này trước đó.
-
Là “người ngủ sâu”
Nếu bé nhà bạn thường ngủ rất sâu, điều đó là tích cực đối với chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên lại tiêu cực đối với hệ bài tiết, do bé ngủ sâu quên đi việc phải đi vệ sinh, nếu bé nhà bạn là “người ngủ sâu”, hãy chịu khó đánh thức bé sau khoảng 3 tiếng bé ngủ để bé ý thức việc đi vệ sinh bạn nhé!
Tè dầm tác động đến sức khỏe giấc ngủ như thế nào?
Tè dầm xảy ra một phần do bé ngủ say quên đi việc cơ thể cần đào thải nước tiểu. Nhưng điều này cũng có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ do việc ướt giường làm bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Vậy nên cha mẹ hãy tham khảo cách để ngừng chứng tè dầm của trẻ ở bên dưới để hạn chế được việc bé tè dầm vào ban đêm, giúp bé có giấc ngủ ngon giấc hơn nhé.
Làm thế nào để khắc phục chứng tè dầm ở trẻ?
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên hạn chế cho bé uống nước, uống sữa khi bé chuẩn bị đi ngủ, đánh thức bé sau 2-3 giờ đồng hồ để xem bé có muốn đi tiểu không, hoặc một cách hữu hiệu nhất đó chính là sử dụng tã lót.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên động viên và khích lệ trẻ tạo thói quen đi tiểu khi mắc, đi tiểu trước khi ngủ, hạn chế cho bé uống nước trước khi ngủ, luyện tập cho biết giữ nước tiểu lâu hơn và luyện tập bàng quang nếu bé nhà bạn có sức chứa bàng quang nhỏ.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên chọn các sản phẩm nệm hạn chế thấm nước, thông thoáng để phòng bé được sạch sẽ, thoáng khí. Các sản phẩm nệm cha mẹ có thể tham khảo: nệm lò xo liên kết, nệm lò xo Vạn Thành, nệm lò xo giá rẻ, nệm lò xo kim cương, nệm lò xo túi. Đồng thời cha mẹ nên trải thêm một tấm không thấm nước lên nệm để hạn chế được phần nào mùi hôi và cũng hạn chế được khâu vệ sinh giường chiếu cho bé.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà Thegioinem muốn chia sẻ với cha mẹ về hội chứng tè dầm, hy vọng qua đây sẽ giúp ích được cha mẹ trong việc quan sát, chăm sóc bé yêu của nhà mình. Đồng thời, bài viết này cũng đưa ra lời nhắc nhở với bậc làm cha mẹ trong việc để tâm tới một tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng lại có thể tiềm ẩn nguy cơ nếu ta không để ý tới.
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)