Nội dung
Tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ em là gì?Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủDo yếu tố môi trườngYếu tố sức khỏe và nội tiết Các dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi trẻ đồ mồ hôi đầu lúc ngủCách khắc phục tình trạng trẻ đồ mồ hôi đầu khi ngủĐiều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợpChọn đồ ngủ mát, bỉm thoáng khí cho trẻTạo môi trường ngủ thoải máiBổ sung vitamin D khi cần thiếtSử dụng chăn ga phù hợpKết luậnĐổ mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ được xem là một tình trạng khá phổ biến. Nếu là do chức năng nội tiết của trẻ vẫn chưa ổn định, thì có thể không cần quá lo lắng. Nhưng nếu đó là một cảnh báo cho một bệnh lý nào khác thì phụ huynh không nên chủ quan tình trạng này. Hãy tìm hiểu ngay Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ và cách khắc phục để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bé nhé!
Tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ em là gì?
Đổ mồ hôi đầu khi ngủ có thể chỉ là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Hiểu đơn giản thì tuy là trẻ nhỏ, nhưng các bé luôn hoạt động thể chất trong hầu hết thời gian. Điều này khiến trẻ em dễ bị đổ mồ hôi đầu nhiều do mức năng lượng tỏa ra của các bé cao. Nhưng ở một số trẻ lại đổ mồ hôi nhiều ở các vùng như da đầu và cổ ngay cả khi không hoạt động. Đó được gọi tình trạng hyperhidrosis – tăng tiết mồ hôi.
Khi còn ở trong bào thai, tuyến mồ hôi của trẻ không được hoạt động. Vì thế, lúc này trẻ không cần khả năng bài tiết mồ hôi. Nhưng khi sinh ra các tuyến mồ hôi phải bắt đầu hoạt động nhiều. Nhưng do hệ thần kinh ở trẻ chưa hoàn thiện, nên hoạt động bài tiết mồ hôi chưa được ổn định. Vì vậy trẻ có thể bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt là trong lúc ngủ.
Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ
Do yếu tố môi trường
Các yếu môi trường bao gồm nhiệt độ và không khí trong phòng có thể là những nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Khi bé ngủ trong không gian phòng nóng bức, bí bách, thiếu gió, trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi nhiều hơn.
Nếu ở người lớn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ ở vùng nách thì ở trẻ lại ngược lại, tuyến mồ hôi hoạt động nhanh nhạy nhất ở vùng đầu. Do đó, cơ thể của trẻ cũng nhạy cảm hơn với nhiệt độ và sự lưu thông khí trong môi trường, đổ mồ hôi đầu nhiều hơn là cách để cơ thể nhận tín hiệu cần điều hòa nhiệt điệt vùng này.
Ngoài ra, các mẹ thường có thói quen mặc đồ ấm, kín, đội mũ ấm cho trẻ kể cả khi thời tiết không lạnh, điều này đã vô tình khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều hơn, trẻ sẽ dễ bị dị ứng hoặc gặp các vấn đề về da.
Yếu tố sức khỏe và nội tiết
- Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển: Trong hệ thần kinh con người, có những dây thần kinh thực hiện truyền tín hiệu về môi trường và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, hệ thống thần kinh chưa phát triển hoàn toàn nên dây thần kinh này có thể chưa hoàn thiện. Vì thế, việc tự điều chỉnh thân nhiệt cũng không giống người lớn. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi nhiều.
- Phân bố của tuyến mồ hôi: Trẻ nhỏ có tuyến mồ hôi chủ yếu ở đầu. Khi ngủ ở nhiệt độ phòng quá nóng, tuyến mồ hôi này hoạt động quá mạnh, gây ra đổ mồ hôi đầu.
- Nhiệt nhiệt từ mẹ khi bú: Khi trẻ bú mẹ thường có thân nhiệt cao hơn do được nhận một phần nhiệt từ cơ thể mẹ, và khi trẻ bú mẹ ở một tư thế trong thời gian dài, khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi đầu trong và sau khi bú.
Bên cạnh đó, Trẻ mắc một số bệnh lý như cường giáp, tiểu đường, hen suyễn cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ.
Các dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi trẻ đồ mồ hôi đầu lúc ngủ
Mặc dù vấn đề đổ mồ hôi đầu khi ngủ là một tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ, nhưng các phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu sức khỏe khác đi kèm với tình trạng này, để đề phòng một số trường hợp như:
- Đổ mồ hôi đầu nhiều do gặp vấn đề tim mạch: Khi thời tiết không quá nóng bức, nhưng trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ hoặc khi thức tham gia các hoạt động, thì có thể trẻ đang gặp vấn đề tim mạch. Vì nguyên nhân nào đó, khiến tim trẻ phải hoạt động gắng sức để bơm máu khắp cơ thể, dẫn đến trẻ bị chảy mồ hôi đầu nhiều.
- Do hội chứng ngưng thở khi ngủ: Bên cạnh chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ, thì các mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng khác. Với những trẻ sinh thiếu tháng, nếu gặp phải tình trạng da xanh, thở khò khè, khó thở… khi ngủ thì nguy cơ cao trẻ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Do tăng tiết tuyến mồ hôi: Trẻ chảy mồ hôi nhiều cả khi ở trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, ổn định thì có thể đây là tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi. Bệnh này sẽ tự hết hoặc giảm dần khi trẻ trưởng thành, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cơ thể thường xuyên tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Cách khắc phục tình trạng trẻ đồ mồ hôi đầu khi ngủ
Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
Kiểm soát nhiệt độ môi trường phòng ngủ của bé, đảm bảo rằng nhiệt độ thoải mái và không quá nóng. Nên sử dụng máy điều hòa hoặc quạt để làm mát phòng vào những ngày nắng nóng. Đặc biệt, nên chú ý đến nệm nằm của bé, một chiếc nệm thoáng mát sẽ giúp bé tránh đổ mồ hôi đầu nhiều cũng như hầm bí ở lưng.
Chọn đồ ngủ mát, bỉm thoáng khí cho trẻ
Phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ một cách thoải mái lúc ngủ. Mặc quá nhiều quần áo cho bé sẽ khiến bé đổ mồ hôi lúc ngủ vì da không “thở” được. Khi thời tiết ấm áp, mẹ hãy mặc cho con đồ ngủ hoặc áo lót nhẹ thoải mái. Và với thời tiết lạnh, sử dụng chăn để giữ ấm cho trẻ.
Sử dụng bỉm tã thoáng khí và thường xuyên thay bỉm cho trẻ, bỉm đầy sẽ không chỉ khiến bé đổ mồ hôi nhiều mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Tạo môi trường ngủ tốt như giữ cho không gian ngủ yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng, mùi hương nhẹ nhàng. Bạn nên sử dụng những âm thanh nhẹ như tiếng sóng biển để giúp bé thư giãn và nhanh chóng ngủ hơn. Một môi trường thoải mái sẽ giúp trẻ có được giấc ngủ chất lượng.
Bổ sung vitamin D khi cần thiết
Vitamin D là chất thiết yếu trong quá trình phát triển xương khớp cũng như hệ thần kinh của trẻ. Nguồn Vitamin D tốt và tự nhiên nhất với trẻ là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trước 10 giờ sáng, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 10 - 30 phút buổi sáng mỗi ngày. Chú ý không cho mắt con tiếp xúc thẳng với ánh nắng mặt trời khi tắm nắng.
Sử dụng chăn ga phù hợp
Nhiều phụ huynh luôn nghĩ cơ thể trẻ nhỏ mỏng manh dễ bị lạnh, nên sử dụng chăn ga dày và ấm cho bé kể cả khi thời tiết không lạnh. Điều này giúp bé không bị quá nóng và đổ mồ hôi nhiều. Nên sử dụng chăn ga phù hợp, chăn ga mỏng hoặc lớp phủ mỏng sẽ giúp bé thoải mái và không bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.
Kết luận
Các sản phẩm chăn ga như ga tencel, ga cotton, ga cotton đũi,... tại Thegioinem.com sẽ góp phần mang lại cho bé một không gian ngủ thoải mái và dễ chịu, giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ. Mong rằng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách phục tình trạng đổ mồ hôi đầu cho bé nhà mình.
-----------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Nhấn “Quan tâm” Zalo OA của Thế Giới Nệm để nhận các ưu đãi đặc biệt: https://zalo.me/816994836045545813
Website: https://thegioinem.com
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
Stores: https://thegioinem.com/stores
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)