Nội dung
Sợ ngủ là bệnh gì? Triệu chứng của chứng sợ ngủ Nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủCách khắc phục bệnh sợ ngủĐiều trị bằng liệu pháp tiếp xúcLiệu pháp hành vi nhận thứcSử dụng thuốcKhi nào cần tới gặp bác sĩ?Kết luậnSợ ngủ một hội chứng kỳ lạ và người bệnh mắc phải đang cảm thấy hoang mang, lo lắng, sợ hãi vì không biết rằng Sợ ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục sẽ như thế nào? Hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu về chứng sợ ngủ cũng như cách để vượt qua căn bệnh này nhé!
Sợ ngủ là bệnh gì?
Sợ ngủ (somniphobia) là nỗi sợ ngủ thiếp đi. Hội chứng này khiến người bệnh lo lắng, sợ hãi tột độ khi nghĩ đến việc đi ngủ.
Giấc ngủ là điều cần thiết quan trọng cho sức khỏe cũng như tinh thần. Nhưng nỗi ám ảnh sợ ngủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ mãn tính. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, suy giảm trí nhớ, đột quỵ,...nỗi ám ảnh này không chỉ ảnh hưởng lớn đến tổng sức khỏe của bạn, mà còn gây nhiều khó khăn đến các hoạt động cuộc sống hằng ngày.
Triệu chứng của chứng sợ ngủ
Các triệu chứng phổ biến khi hội chứng sợ ngủ phát sinh ở một người bao gồm:
- Cảm giác lo lắng, sợ hãi, căng thẳng khi nghĩ đến việc đi ngủ.
- Tránh đi ngủ hoặc thường xuyên thức khuya.
- Nhịp tim đập nhanh, não bộ nghĩ về nhiều việc đã xảy ra.
- Khó tập trung vào giấc ngủ, dễ hụt hơi khi ngủ.
- Cảm giác bất an hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
- Lên cơn hoảng loạn khi đến giờ đi ngủ với các triệu chứng: choáng váng, khó thở, buồn nôn, khó chịu bụng, tê tay chân, run tay chân, vã mồ hôi,…
- Ở trẻ em, xảy ra tình trạng quấy khóc, bám víu hoặc thể hiện các hành vi chống đối trước giờ đi ngủ, không muốn rời khỏi ba mẹ để ngủ.
Với những người mắc chứng sợ ngủ trong một thời gian, họ vẫn có thể chìm vào giấc ngủ một chút. Nhưng những giấc ngủ này thường không được đảm bảo chất lượng. Họ thường hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.
Khi mắc các triệu chứng sợ ngủ, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. Nhiều người đã tìm đến các chất kích thích như rượu, bia để giảm cảm giác sợ hãi trước khi ngủ. Nhưng cách này không được khuyến khích vì nó sẽ gây nhiều tổn hại khác cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ
Nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, khi nhắc đến nguyên nhân của các chứng sợ hãi bao gồm cả chứng sợ ngủ là do phát sinh từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Thông thường, chứng sợ hãi phát triển ở trẻ em. Ở những người trưởng thành có thể là do các đặc điểm di truyền hoặc do những trải nghiệm chung trong cuộc sống. Chứng sợ hãi thường gặp hơn ở phụ nữ và chúng cũng có thể tồn tại cùng với các rối loạn lo âu khác.
Ở những người trải qua chứng rối loạn ác mộng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), sẽ đem lại những trải nghiệm đau thương khi ngủ, là nguyên nhân đem đến cảm giác sợ hãi khi ngủ. Họ phát triển nỗi sợ khi ngủ, vì nghĩ rằng giấc ngủ sẽ làm tổn thương đến tâm trạng và tinh thần sau khi thức dậy.
Một số triệu chứng của rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân hình thành chứng sợ ngủ như:
- Bị bóng đè: Bạn thức dậy sau giấc ngủ REM và các cơ bị tê liệt, khiến bạn khó cử động. Dẫn đến một số ảo giác tương tự như ác mộng, và đặc biệt khi bạn gặp liên tục các cơn tái phát. Từ đó sinh ra cảm giác sợ hãi khi đi ngủ vì bạn không muốn phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực trong cơn ác mộng.
- Rối loạn cơn ác mộng: Tình trạng này sẽ khiến bạn trải qua những cơn ác mộng đau khổ nhưng rất chân thật. Bạn sẽ thường xuyên nhớ lại những cảnh trong cơn ác mộng và cảm thấy sợ hãi về những gì đã xảy ra trong giấc mơ. Khiến não bộ căng thẳng cả ngày lẫn đêm, dẫn đến chứng sợ ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể có cảm giác sợ ngủ do những việc có nguy cơ xảy ra trong lúc ngủ như: trộm cắp, hỏa hoạn, hoặc gặp phải các thảm họa khác. Chứng sợ ngủ cũng có mối liên quan đến nỗi sợ chết, cụ thể là bạn cảm thấy lo lắng về việc sắp chết trong giấc ngủ, dẫn đến sợ ngủ.
Cách khắc phục bệnh sợ ngủ
Phương pháp điều trị chứng sợ ngủ bao gồm kết hợp các biện pháp điều trị sức khỏe hành vi và thuốc.
Điều trị bằng liệu pháp tiếp xúc
Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho chứng sợ ngủ, các nhà trị liệu sẽ sử dụng các kỹ thuật thư giãn và sau đó giúp bạn tưởng tượng cảm giác có được một giấc ngủ ngon, để lấn át những nỗi sợ hãi và lo lắng trong tâm trí bạn.
Bước tiếp thao của liệu pháp này liên quan đến việc xem hình ảnh của những người đang ngủ hay đang nghỉ ngơi thoải mái. Khi làm quen với các hình ảnh này, não bộ của bạn sẽ được kích thích.
Cuối cùng là thử 1 giấc ngủ ngắn cùng với người thân, bạn bè hoặc người yêu, để giúp bạn củng cố niềm tin, đem lại sự an toàn cho bản thân khi bạn ngủ.
Liệu pháp hành vi nhận thức
Sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức là cách giúp bạn đối diện và đấu tranh với chính những suy nghĩ gây ra nỗi sợ của mình. Những suy nghĩ này liên quan trực tiếp đến giấc ngủ hoặc tạo ra những nỗi sợ hãi gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng khi ngủ.
Bên cạnh đó, một cách tiếp cận khác mà nhà trị liệu có thể đề xuất cho bạn là hãy hạn chế ngủ ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhịp độ sinh học ổn định, phát triển mô hình giấc ngủ tốt hơn và hữu ích trong việc điều trị chứng sợ ngủ.
Sử dụng thuốc
Tuy không có loại thuốc nào dùng để đặc trị riêng cho hội chứng sợ ngủ. Nhưng một số loại thuốc nhất định có thể làm giảm các triệu chứng sợ hãi, lo lắng ở người sợ ngủ.
Thuốc chẹn beta giúp giảm các triệu chứng lo lắng về thể chất, chẳng hạn như chúng có thể giúp bạn duy trì nhịp tim và huyết áp ổn định.
Benzodiazepines là một loại thuốc an thần có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu. Tuy nhiên chúng có thể gây nghiện, do đó thuốc này không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ ngắn hạn. Các loại thuốc này cũng có thể được chỉ định cùng với các liệu pháp tâm lý, để mang lại hiệu quả cao hơn khi điều trị.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Khi bạn không thể kiểm soát được nỗi sợ hãi và lo lắng, từ đó khiến bạn luôn cảm thấy đau khổ, căng thẳng và suy giảm các chức năng trong cuộc sống hằng ngày bao gồm công việc, học tập và các mối quan hệ khác. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị. Sau đây là 1 số dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải chứng sợ ngủ và cần gặp bác sĩ:
- Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không tập trung, tỉnh táo.
- Gây ra tình trạng lo lắng dai dẳng, căng thẳng và đau khổ liên quan đến giấc ngủ
- Tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 6 tháng qua
- Thường xuyên thức khuya hoặc trì hoãn việc đi ngủ nhiều nhất có thể.
Kết luận
Khi mắc phải chứng sợ ngủ đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không có được giấc ngủ chất lượng, ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất lẫn tinh thần, cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thế Giới Nệm hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn có được cách khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả hơn.
Tại Thegioinem.com các sản phẩm nệm như nệm cao su, nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Kim Cương,... Sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe giấc ngủ, mang lại giấc ngủ êm, ấm và thoải mái nhất cho mọi nhà. Đặc biệt, dịch vụ mua nệm trả góp giúp bạn nhanh chóng sở hữu ngay một chiếc nệm mới mà không cần tiết kiệm tài chính lâu ngày.
-----------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Nhấn “Quan tâm” Zalo OA của Thế Giới Nệm để nhận các ưu đãi đặc biệt: https://zalo.me/816994836045545813
Website: https://thegioinem.com
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
Stores: https://thegioinem.com/stores
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)