Nội dung
Thở bằng miệng khi ngủ tốt không?Hậu quả khi thở bằng miệng lúc ngủNguyên nhân khiến bạn thở bằng miệng khi ngủNhận biết thở bằng miệng khi ngủCách khắc phục tình trạng thở bằng miệng khi ngủLời kếtThở là hoạt động sinh lý để duy trì sự sống ở con người. Tuy nhiên nhiều người có thói quen thở bằng miệng, đặc biệt là khi ngủ. Vậy thở bằng miệng khi ngủ tốt không? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Thế Giới Nệm theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời cụ thể bạn nhé!
Thở bằng miệng khi ngủ tốt không?
Thở là một quá trình vô cùng quan trọng, giúp cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể và loại bỏ khí CO2 dư thừa, từ đó bảo đảm sự sống của chúng ta. Hệ thống hô hấp của con người có hai con đường chính để khí đi vào phổi là mũi và miệng. Thông thường, chúng ta thở chủ yếu qua mũi và chỉ khi nào trong một số tình huống như tập thể dục, nói chuyện hoặc đọc sách một lúc dài, mới có thể thở qua miệng để cung cấp nhanh chóng lượng oxy lớn hơn.
Khi mũi bị tắc do cảm lạnh hoặc dị ứng, việc thở bằng miệng là một phản xạ tự nhiên để duy trì thông khí. Ngoài ra, trong những hoạt động vận động mạnh hoặc khi tập thể dục mệt mỏi, việc hô hấp qua miệng cũng giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể nhanh hơn.
Tuy nhiên, việc thở bằng miệng chỉ nên được coi là giải pháp tạm thời hoặc hỗ trợ, không nên là phương pháp thở chính. Nếu việc thở bằng miệng trở nên kéo dài hoặc trở thành thói quen, chúng ta cần kiểm tra lại sự thông khí của đường hô hấp để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
Đặc biệt, có nhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, tuy nhiên ít ai biết rằng việc này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn là dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
Các chuyên gia y tế cho biết, việc hô hấp thông qua mũi trong quá trình tuần hoàn sẽ giúp lọc bụi bẩn trong không khí trước khi đi vào phổi. Tuy nhiên, khi ngủ và thở bằng miệng, không khí sẽ trực tiếp vào phổi qua khoang miệng. Oxy trong không khí không được hòa tan qua lớp nhầy trong khoang mũi, dẫn đến tình trạng khô họng, rát họng và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Hậu quả khi thở bằng miệng lúc ngủ
Vì một lý do nào đó mà quá trình lưu thông không khí qua mũi bị cản trở, cơ thể sẽ dần thích nghi với cách thở bằng miệng. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các hậu quả như sau:
- Ngủ ngáy: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáy là do việc ngủ mở miệng. Nếu ngủ ở một tư thế không đúng, có thể dẫn đến việc mở miệng. Trong tình huống này, cơ vòm miệng sẽ bị thư giãn, gây ra hiện tượng rung động của miệng và vòm miệng khi hít vào không khí, từ đó gây ra hiện tượng ngáy trong giấc ngủ.
- Ngưng thở khi ngủ: Khi không được điều trị hoặc khắc phục, hiện tượng ngáy ngủ có thể tiến triển đến tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khiến cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, khiến não trở nên nhạy cảm và ức chế trung tâm hô hấp. Những người bị hiện tượng này thường phải đối mặt với tình trạng mất phương hướng khi thức dậy và cảm thấy mệt mỏi vượt quá mức. Đồng thời, chứng ngưng thở do thở bằng miệng khi ngủ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch.
- Hôi miệng và khô miệng: Khi thở bằng miệng, lượng nước bọt tự nhiên trong khoang miệng bị mất đi. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn. Nếu trong miệng thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và tiết axit, gây ra mùi hôi miệng và dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như việc men răng bị ăn mòn và hình thành sâu răng.
- Sai lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ: Các trung tâm chăm sóc sức khỏe ước tính rằng có từ 10% đến 25% trẻ em thở bằng miệng. Theo một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Sức khỏe Răng miệng Quốc tế, so sánh với trẻ thở bằng mũi, thì trẻ thở bằng miệng thường có xu hướng răng cửa mọc lệch về phía trước nhiều hơn. Trẻ em thở bằng miệng có thể gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng như sai lệch khớp cắn. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), sai lệch khớp cắn xảy ra khi hàm trên và hàm dưới của răng không khớp với nhau đúng cách. Sai lệch khớp cắn có thể gây khó khăn khi nói, cắn hoặc nhai và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ nha khoa.
Nguyên nhân khiến bạn thở bằng miệng khi ngủ
Nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp thở bằng miệng khi ngủ là do đường thở mũi bị tắc nghẽn, có thể là tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần. Khi mũi bị tắc, cơ thể sẽ tự động chuyển sang sử dụng miệng như một nguồn oxy duy nhất có thể cung cấp. Và tình trạng cản trở sự hô hấp qua đường mũi có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
- Bệnh hen suyễn thường gây viêm niêm mạc ống phế quản do phản ứng với các tác nhân kích thích, làm hẹp lỗ thông khí và gây khó thở. Hầu hết người bị hen suyễn thường thích ứng bằng cách thở bằng miệng.
- Nghẹt mũi là một nguyên nhân thông thường khiến người ta thở bằng miệng. Nghẹt mũi thường do cảm lạnh, cúm, dị ứng mũi, hoặc viêm xoang mạn tính gây ra. Khi mũi bị nghẹt, lưu thông không khí bị hạn chế và làm người bệnh cảm thấy khó thở khi hô hấp bằng mũi.
- Lệch vách ngăn mũi (vách là bức tường chia đôi khoang mũi và hỗ trợ cho việc thở đúng cách) cản trở luồng không khí qua mũi, làm giảm nhịp thở và tạo xu hướng thở bằng miệng liên tục để lấy được không khí.
- Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc miệng, khiến người bệnh thường phải thở bằng miệng suốt đời cho đến khi thực hiện phẫu thuật.
- Polyp mũi có thể phát triển trong đường mũi, gây co thắt đường thở. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, dị ứng và rối loạn miễn dịch có thể là nguyên nhân gây ra polyp mũi. Nếu không được chữa trị, người mắc polyp mũi thường có thói quen thở bằng miệng nhiều hơn.
- Căng thẳng, stress quá mức có thể dẫn đến thở bằng miệng khi ngủ thay vì mũi. Theo nhiều nghiên cứu, khi não bộ căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm và gây ra nhịp thở nông, nhanh và không đều.
Nhận biết thở bằng miệng khi ngủ
Nhiều người không nhận ra rằng họ thường thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, những người thường thở bằng miệng vào ban đêm có các dấu hiệu sau đây:
- Ngáy to.
- Cảm giác miệng khô và hơi thở hôi.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Giọng nói khàn khàn, hụt hơi.
- Xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
- Gặp vấn đề về sức khỏe trí não như sương mù não (dễ quên, nhầm lẫn, trí nhớ kém, khó tập trung).
Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của việc thở bằng miệng khi ngủ có thể bao gồm:
- Thường cáu gắt và khóc đêm.
- Tăng trưởng và phát triển khá kém so với trẻ cùng tuổi.
- Môi khô và amidan (cổ họng) lớn.
- Thói quen ngủ ban ngày nhiều.
- Khả năng tập trung khi học tập kém.
- Phát âm không chuẩn.
Cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng khi ngủ
Để giải quyết vấn đề thở bằng miệng khi ngủ, chúng ta cần xác định và điều trị nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị thở bằng miệng:
- Sử dụng thuốc để điều trị cảm lạnh, ho và dị ứng gây nghẹt mũi: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc steroid dạng xịt mũi không cần đơn từ bác sĩ.
- Thay đổi tư thế nằm nghiêng khi ngủ để tăng khả năng thở dễ dàng. Sử dụng gối có độ cao khoảng 30 - 60 độ để tạo sự thoải mái.
- Sử dụng băng cằm đầu để giữ hàm dưới vào vị trí kín miệng, giảm tình trạng mở miệng khi ngủ.
- Nếu răng miệng có sự xô lệch hoặc lệch khớp cắn, điều này có thể gây ra thói quen thở bằng miệng. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp chỉnh nha như niềng răng hoặc các phương pháp khác sẽ giúp khắc phục vấn đề này.
- Phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề thở bằng miệng do sưng amidan gây ra.
- Áp dụng liệu pháp CPAP - đây là một phương pháp áp suất không khí dương liên tục, được sử dụng để điều trị các trường hợp ngừng thở khi ngủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được đeo mặt nạ khi ngủ vào ban đêm và thiết bị này sẽ cung cấp khí vào mũi và miệng. Khi đó, áp suất không khí từ thiết bị này sẽ giúp người bệnh hạn chế tắc nghẽn đường thở.
Đó là các biện pháp được các chuyên gia thường xuyên áp dụng để điều trị chứng thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, để có giấc ngủ chất lượng nhất thì bạn nên sử dụng các sản phẩm nệm êm ái để tạo cảm giác thoải mái. Chẳng hạn như nệm cao su Liên Á, nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Kim Cương, … đây là các dòng nệm phổ biến, tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người lựa chọn để chăm sóc giấc ngủ.
Lời kết
Thở là quá trình hô hấp tự nhiên ở con người để duy trì sự sống cho cơ thể. Hô hấp thông thường qua 2 đường, trong đó, mũi là đường chính và miệng là đường phụ. Thở bằng miệng chỉ là giải pháp tạm thời khi đường mũi bị tắc nghẽn. Nếu thở bằng miệng khi ngủ kéo dài và trở thành thói quen thì rất nguy hiểm đến sức khỏe. Chính vì vậy, Thế Giới Nệm khuyên bạn nên chú ý và phát hiện kịp thời, để tìm cách chữa trị sớm nhất có thể.
----------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)