Nội dung
Nguyên nhân thở khò khè khi ngủHen suyễnViêm phế quảnViêm phổiHút thuốc láBệnh timCách cải thiện tình trạng thở khò khè khi ngủUống nước ấmĂn nhiều trái cây, rau củBỏ hút thuốcTập thở mím môiTạo môi trường ngủ đủ ẩmKết luậnThở khò khè là triệu chứng phổ biến của các bệnh về đường hô hấp và thường xảy ra trong lúc ngủ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Để biết thêm thông tin về nó, Thế Giới Nệm sẽ đề cập đến chứng thở khò khè khi ngủ - nguyên nhân và cách cải thiện ngay trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân thở khò khè khi ngủ
Thở khò khè là cảm giác xuất hiện khi đường thở bị tắc nghẽn khiến người ta gặp khó khăn trong việc hô hấp. Có một số người cho biết tình trạng khò khè của họ trở nên tồi tệ hơn khi nằm ngửa. Nguyên nhân có thể do nằm ngửa ảnh hưởng đến khả năng di chuyển lồng ngực lên xuống, gây khó thở. Hành động nằm ngửa cũng có thể gây ra vấn đề trong việc thoát chất nhầy từ mũi, dẫn đến cảm giác ho.
Thở khò khè khi ngủ là âm thanh rít ở cường độ cao do luồng không khí đi qua các ống thở bị hẹp. Điều này có thể xảy ra khi đường thở bị chèn ép do dị ứng, nhiễm trùng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh hen suyễn, suy tim, viêm nắp thanh quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi, ... hoặc bất kỳ tình trạng gây sưng, viêm đường hô hấp nào.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng thở khò khè khi ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của chứng thở khò khè:
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý có tính di truyền bẩm sinh và đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè khi ngủ. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là thở khò khè, đặc biệt là vào ban đêm và trong khi ngủ. Khi ống phế quản của người bệnh bị viêm nhiễm, dẫn đến hiện tượng đường hô hấp bị hẹp, vì thế người bệnh xuất hiện tình trạng thở khò khè. Mặc dù bệnh hen không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa cùng với sử dụng thuốc phù hợp.
Viêm phế quản
Trong 95% tất cả các trường hợp, viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, như cảm lạnh, gây ra. Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể xảy ra do vi khuẩn, chất gây dị ứng hoặc chất ô nhiễm, ví dụ như khói thuốc.
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng trong đường hô hấp dưới, có thể gây ho và thở khò khè. Căn bệnh này thường do virus gây ra và thường xuất hiện vào mùa lạnh. Khi mắc bệnh viêm tiểu phế quản, đường hô hấp bị tắc nghẽn, gây khó thở và thở khò khè vào ban đêm.
Viêm phổi
Thở khò khè kèm theo sốt cao, ớn lạnh, khó thở và ho là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi. Bệnh này thường do vi khuẩn và vi rút gây ra, và chúng thường tác động đến túi khí trong phổi. Tích tụ chất nhầy và chất lỏng trong phổi có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, việc điều trị và tiêm phòng kịp thời có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại. Hút thuốc lá là một thói quen có hại và có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thói quen hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè. Ngoài ra, một số hóa chất khác cũng có thể gây co thắt đường thở.
Những người thường xuyên hút thuốc có thể gặp phải chứng phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi xảy ra, các phế nang của họ bị tổn thương, đường thở gặp nhiều hạn chế, gây ho, khó thở và thở khò khè, tạo ra cảm giác rất khó chịu và mệt mỏi.
Bệnh tim
Suy tim sung huyết (CHF) xảy ra khi tim bị tổn thương hoặc bị suy yếu, không thể bơm máu ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến việc máu trào ngược vào phổi và gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và thở khò khè. Theo các nhà khoa học, chứng suy tim sung huyết còn được gọi là bệnh hen tim. Bệnh lý này thường ảnh hưởng và xảy ra nhiều đối với người cao tuổi.
Ngoài những nguyên nhân trên, các rối loạn hơi thở khi ngủ, hút thuốc lá và tình trạng tắc nghẽn ống thở do dị vật lớn trong cổ họng cũng có thể gây gián đoạn hơi thở, gây khó thở và thở khò khè.
Cách cải thiện tình trạng thở khò khè khi ngủ
Cách điều trị thở khò khè sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu được chẩn đoán có bệnh lý, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc hít để giảm viêm và mở đường thở, đồng thời làm dịu các triệu chứng nhằm giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn.
Tuy nhiên, người bệnh không nên coi nhẹ các triệu chứng thở khò khè như cảm thấy việc hít thở gặp khó khăn hay làn da nhanh chóng chuyển sang màu xanh, vì đây là các dấu hiệu nghiêm trọng và cần được đưa ngay đến bệnh viện.
Ngoài ra, người thở khò khè khi ngủ cũng có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm nhẹ tình trạng này như:
Uống nước ấm
Nếu triệu chứng thở khò khè do chất nhầy trong khí quản, uống nước ấm có thể hữu ích. Thức uống như trà thảo mộc hoặc nước ấm giúp đánh tan chất nhầy. Sự thiếu nước cũng có thể làm tình trạng thở khò khè trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên duy trì độ ẩm cho đường hô hấp bằng cách uống đủ nước ấm.
Ăn nhiều trái cây, rau củ
Cần bổ các chất sung dinh dưỡng thiết yếu và phù hợp cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất cần thiết từ trái cây và rau củ giúp cơ thể duy trì sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Việc bổ sung các chất béo tốt như dầu đậu nành, dầu oliu… cung cấp năng lượng và giúp hạn chế tăng CO2 trong máu.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bỏ hút thuốc là một trong những biện pháp giảm triệu chứng thở khò khè mà những người mắc phải chứng này nên áp dụng ngay hôm nay. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá cũng tăng khả năng người xung quanh bị mắc bệnh về đường hô hấp do hít phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tập thở mím môi
Thở mím môi là một kỹ thuật giúp làm chậm nhịp thở và làm cho mỗi nhịp thở hiệu quả hơn bằng cách duy trì đường thở mở lâu hơn. Khi thực hiện nhịp thở hiệu quả hơn, bạn sẽ không cần phải sử dụng quá nhiều cơ hô hấp để hít thở. Nhờ vậy, tình trạng khó thở sẽ được cải thiện, giúp giảm triệu chứng thở khò khè.
Để thực hành kỹ thuật này, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thư giãn cổ và vai. Hít vào từ từ bằng mũi trong hai nhịp đếm, sau đó chúm môi lại giống như khi thổi sáo và thở ra từ từ trong 4 nhịp đếm. Tình trạng thở khò khè có thể giảm đi sau khi thực hiện kỹ thuật thở này.
Tạo môi trường ngủ đủ ẩm
Tạo môi trường ngủ đủ ẩm có thể giúp giảm tình trạng thở khò khè khi ngủ vì trong thời tiết khô hanh hoặc lạnh giá, nhiệt độ phòng sẽ giúp điều hòa làm giảm khô họng và hạn chế sự cản trở đường thở. Đồng thời, khi môi trường ngủ đủ ẩm, đường hô hấp sẽ được duy trì ẩm mượt, giúp giảm thiểu tình trạng thở khò khè. Đặc biệt, môi trường ngủ ẩm hợp lý giúp cơ thể thư giãn hơn, giấc ngủ sẽ dễ dàng và thoải mái hơn. Khi cơ thể nghỉ ngơi tốt, tình trạng thở khò khè sẽ giảm đi.
Để tạo được môi trường ngủ tốt, chúng ta có thể trang bị cho mình những sản phẩm nệm cao su thoáng mát đến từ các thương hiệu nổi tiếng như nệm Vạn Thành, nệm Liên Á, … Các sản phẩm này đang được Thế Giới Nệm bán với mức giá vô cùng ưu đãi và đảm bảo đem lại giấc ngủ thật ngon cho cả gia đình bạn.
Kết luận
Tóm lại, thở khò khè khi ngủ là hiện tượng cảnh báo về sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp của chúng ta. Vì vậy, Thế Giới Nệm khuyên bạn đừng nên quá chủ quan về nó. Hãy chú ý quan sát và nếu phát hiện mắc chứng thở khò khè thì đến ngay với bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời bạn nhé!
----------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(1 đánh giá)
(1 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)