Nội dung
Nhập trạch là gì?Cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?Chọn ngày cúng nhập trạch Văn cúng lễ nhập trạchCác thủ tục không thể thiếu khi về nhà mớiThắp hương bàn thờ Thần Tài, Thổ ĐịaXông nhàMang chiếu và bếp vào đầu tiênĐun nước sôi, mở vòi nước chảyTreo chuông gióKhông nói chuyện xui rủiĐể điện sáng 3 đêm đầu tiênKết luậnCúng nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt, được thực hiện khi gia đình chuyển về nhà mới. Đây là cách để cầu bình an, may mắn và tài lộc cho ngôi nhà cũng như các thành viên trong gia đình. Hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu về ý nghĩa và cách thực hiện đúng nghi lễ cúng nhập trạch để mang lại sự thịnh vượng cho ngôi nhà mới của bạn!
Nhập trạch là gì?
Theo tín ngưỡng dân gian, Lễ nhập trạch được hiểu đơn giản là một nghi thức trước khi chuyển vào sinh sống tại nhà mới. Đây là lễ cúng nhằm thông báo với các vị thần linh và quan cai quản khu vực về việc gia đình sẽ chính thức chuyển đến nơi ở mới. Thông qua nghi lễ này, gia chủ thể hiện lòng tôn kính và cầu xin sự bảo vệ, phù trợ từ các vị thần và thổ địa tại khu vực đó, với mong muốn mang lại sự bình an và thịnh vượng cho gia đình trong ngôi nhà mới.
Cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?
Khi chuyển đến một ngôi nhà hoặc căn hộ mới, việc thực hiện lễ nhập trạch và xin phép thần linh để đưa gia đình đến nơi ở mới được coi là vô cùng quan trọng. Nghi lễ này nhằm đảm bảo sự an lành và nhận được sự che chở từ các đấng linh thiêng. Do đó, chủ nhà cần tìm hiểu kỹ các bước thực hiện lễ nhập trạch để đảm bảo đúng quy cách. Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ nhập trạch, gia chủ có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:
Chọn ngày cúng nhập trạch
- Cách chọn ngày theo hướng nhà
Trong phong thủy, việc chọn hướng nhà đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định yếu tố tương sinh hay tương khắc. Để lễ nhập trạch mang lại may mắn và tránh điều không tốt, gia chủ nên chọn ngày phù hợp với hướng nhà. Dưới đây là một số lưu ý về cách chọn ngày dựa trên hướng nhà:
- Nhà hướng Đông (thuộc hành Mộc): Tránh chọn các ngày thuộc hành Kim như ngày Dậu, Sửu, Tỵ.
- Nhà hướng Tây (thuộc hành Kim): Nên tránh những ngày thuộc hành Mộc như ngày Mùi, Hợi, Mão.
- Nhà hướng Nam (thuộc hành Hỏa): Cần tránh các ngày thuộc hành Thủy như ngày Tý, Thân, Thìn.
- Nhà hướng Bắc (thuộc hành Thủy): Tránh chọn ngày thuộc hành Hỏa như ngày Dần, Ngọ, Tuất.
- Ngày nên tránh
Theo quan niệm xưa, câu nói “nửa đầu, nửa đoạn làm việc gì cũng dang dở” nhắc nhở rằng việc dọn nhà hay làm lễ nhập trạch không nên tiến hành vào các ngày Nguyệt kỵ. Đây là những ngày trong tháng mà tổng các con số cộng lại bằng 5, bao gồm ngày 05, ngày 14 và ngày 23.
Bên cạnh đó, dân gian tin rằng có những ngày trong tháng Ngọc Hoàng phái Tam Nương xuống trần gian để thử lòng người, khiến công việc trong những ngày này dễ gặp khó khăn, trì trệ. Do vậy, gia chủ cần tránh chọn các ngày Tam Nương sát khi làm lễ nhập trạch. Những ngày này bao gồm:
- Mùng 3, mùng 7 (Tam Sơ Tam dữ sơ Thất)
- Ngày 13, ngày 18 (Thập tam Thập bát dương)
- Ngày 22, ngày 27 (Chấp nhị dữ Chấp thất)
Văn cúng lễ nhập trạch
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
– Gia chủ đọc ” Kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
– Gia chủ đọc ” KÍnh mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Gia chủ đọc “ Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày ……… tháng …….. năm …………….
Tín chủ con là: …………………..
Ngụ tại: ……………………………
Đọc “ Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:
Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Các thủ tục không thể thiếu khi về nhà mới
Thắp hương bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
Việc đầu tiên mà gia chủ cần thực hiện khi chuyển đến nhà mới là dâng lễ thắp hương cho thần thổ địa. Gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bao gồm trầu cau, hương, vàng mã, hoa quả, bánh kẹo, cùng lễ mặn như xôi, gà, rượu thịt,... để dâng cúng và cầu xin thần linh che chở, mang lại bình an, may mắn cho gia đình. Thần tài và thổ địa được coi là vị thần cai quản mỗi ngôi nhà, vì vậy, việc thực hiện nghi thức này khi chuyển nhà là rất quan trọng, với mong muốn gia đình được an lành, tài lộc dồi dào và cuộc sống viên mãn.
Xông nhà
Xông nhà là một trong những bước quan trọng cần thực hiện khi chuyển đến nơi ở mới. Nghi thức này giúp loại bỏ khí xấu và đuổi côn trùng gây hại trong nhà. Nguyên liệu thường dùng để xông bao gồm rễ cây, bột trầm, nhang thơm và các loại hương liệu khác.
Khi xông nhà, gia chủ nên mở toàn bộ cửa để khói mang theo khí xấu thoát ra ngoài. Quá trình xông cần tuân theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, đặc biệt chú ý các góc tường và những khu vực dễ bị ẩm mốc. Sau khi xông, hãy bật tất cả đèn trong nhà để tăng nhiệt độ và kích hoạt dương khí, giúp loại bỏ hoàn toàn vận khí không tốt.
Mang chiếu và bếp vào đầu tiên
Khi chuyển nhà, nhiều gia chủ thường băn khoăn về thứ tự đồ đạc cần mang vào trước. Theo quan niệm, chiếu và bếp nấu nên được đưa vào đầu tiên, vì đây là những vật dụng tượng trưng cho dương khí, mang lại sự ấm cúng và năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Lưu ý không nên mang nước, chổi hoặc bếp điện vào trước.
Ngoài ra, việc chuyển đồ đạc vào nhà mới cần được thực hiện bởi các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, bài vị thờ cúng thần linh và gia tiên phải do chính gia chủ mang vào. Những người đi sau nên cầm theo tiền của, tượng trưng cho sự sung túc và tài lộc trong ngôi nhà mới.
Đun nước sôi, mở vòi nước chảy
Việc đun nước sôi và mở vòi nước để nước chảy liên tục trong ngôi nhà mới mang ý nghĩa tượng trưng cho sự lưu thông, khởi đầu thuận lợi và đem lại may mắn cho cuộc sống tại nơi ở mới.
Treo chuông gió
Việc treo chuông gió trong nhà giúp tạo ra những âm thanh êm dịu mỗi khi gió thổi qua. Chuông gió được xem như biểu tượng của sự lưu thông khí, giúp kích hoạt luồng khí trong ngôi nhà, mang đến sự tươi mới và nguồn sinh khí dồi dào.
Không nói chuyện xui rủi
Vào ngày chuyển nhà, gia đình nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và tránh nói những lời tiêu cực, để không mang đến những điều không may cho gia đình trong thời gian bắt đầu cuộc sống mới.
Để điện sáng 3 đêm đầu tiên
Vào đêm đầu tiên ngủ tại nhà mới, gia chủ nên để tất cả đèn trong nhà sáng suốt đêm cho đến sáng hôm sau để giúp khí trong nhà luôn lưu thông và không bị tắc nghẽn. Lý tưởng nhất là giữ đèn sáng trong cả ba đêm liên tiếp như vậy.
Kết luận
Việc cúng nhập trạch không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp gia đình cảm nhận được sự bình an, thịnh vượng trong ngôi nhà mới. Bên cạnh đó, để cuộc sống trong ngôi nhà mới thêm trọn vẹn, đừng quên chăm sóc giấc ngủ của mình với những chiếc nệm chất lượng. Ghé thăm Thegioinem.com để tìm ngay các loại nệm foam, nệm cao su, nệm lò xo, và nệm bông ép, mang đến sự êm ái và thoải mái cho giấc ngủ của bạn, từ đó giúp bạn tận hưởng cuộc sống viên mãn trong ngôi nhà mới!
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất chiêm nghiệm và tham khảo, hãy thông cảm nếu bạn không tin vào tâm linh.
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)