Nội dung
1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu và khi nào?2. Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh.3. Giấc ngủ vào ban đêm của trẻ sơ sinh 4. Trẻ sơ sinh nằm mơ thấy gì? Làm thế nào để biết trẻ nằm mơ? 5. Trẻ sơ sinh có mơ nhiều hơn người lớn không?1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu và khi nào?
Trẻ sơ sinh ngủ 16-18 giờ mỗi ngày, mỗi trẻ sơ sinh khác nhau có cách ngủ cũng khác nhau. Trẻ sơ sinh không phân biệt được “ngày thức đêm ngủ” như người lớn. Các bé có giấc ngủ ngắn và nối tiếp nhau ngay cả ngày lẫn đêm. Mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 2 đến 3 giờ có những trẻ kéo dài đến 4 giờ. Bé thường thức dậy khi đói, khi đi vệ sinh. Sau khi bú xong bé nhanh chóng vào giấc ngủ kế tiếp.
2. Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh.
Ở trẻ sơ sinh có 2 loại ngủ là: ngủ động và ngủ tĩnh:
- Đối với giấc ngủ động: Trẻ cử động tay chân và làm ồn. Ngoài ra còn còn cử động khuôn mặt như nhăn nhó cười, vặn vẹo. Trẻ dễ bị đánh thức trong giấc ngủ này.
- Đối với giấc ngủ tĩnh: Trẻ nằm yên, thở sâu và điều đặn trẻ sẽ khó bị đánh thức ở giai đoạn này.
Mỗi giấc ngủ của trẻ sẽ trải qua các chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ có cả giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh và kéo dài khoảng 40 phút. Vào mỗi chu kỳ trẻ sẽ thức dậy trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi trẻ thức dậy sẽ quấy khóc hoặc nhăn nhó. Nếu trẻ thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ, bạn có giúp trẻ ổn định và bước vào giấc ngủ tiếp theo bằng cách hát ru, vỗ về là những cách làm ổn định bé hiệu quả nhất.
Ở trẻ sơ sinh ngủ động và ngủ tĩnh chiếm khoảng thời gian bằng nhau (50%). Sau 3 tháng thì giấc ngủ động chiếm 25-30% và giảm dần còn 20% đến trưởng thành. Vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu giấc, hay vặn vẹo, uốn éo và dễ bị đánh thức. Sau 3 tháng tình trạng này sẽ giảm dần và bé ngủ sâu hơn, giấc ngủ hoàng thiện hơn. Do đó trong tháng đầu bé thường uốn éo, vặn vẹo, nhăn nhó khi ngủ các bà mẹ nên hát ru và vỗ về để giúp bé ổn định và bước sang giấc ngủ tiếp theo.
3. Giấc ngủ vào ban đêm của trẻ sơ sinh
- Đối với trẻ từ 0-2 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ trung bình của độ tuổi này là 15-16 giờ, số giấc ngủ ngắn vào ban ngày là từ 2-5 giấc. Trong mỗi tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm cuối tháng thứ 2, trẻ ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm.
- Đối với trẻ từ 3-5 tháng tuổi: Tổng số thời gian ngủ trung bình của độ tuổi này là từ 14-16 giờ, số giấc ngủ ngắn vào ban ngày là 3-4 giấc. Vào ban đêm trẻ có thể ngủ giấc ngủ dài lên đến 6 giờ mà không cần tỉnh dậy khi ăn. Trong khoảng 4 tháng tuổi bé có thể thức dậy 1-2 lần mỗi đêm. Đừng lo lắng đây là dấu hiệu trẻ đang phát triển. Trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trãi qua giai đoạn này.
- Đối với trẻ từ 6-8 tháng tuổi: Tổng số thời gian ngủ trung bình của độ tuổi này là 14 giờ, số giấc ngủ ngắn vào ban ngày là 2-3 giấc. Khi được 6 tháng tuổi trẻ sẽ ngủ đủ 8 tiếng hoặc có thể lâu hơn. Mặc dù bé có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng có thể trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là ở giai đoạn này trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “Khủng hoảng xa cách” trong những tháng này.
- Đối với trẻ từ 9-12 tháng tuổi: Tổng số thời gian ngủ trung bình của độ tuổi này là 14 giờ. bé sẽ ngủ 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Phần lớn trẻ sơ sinh ở độ tuổi này ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện nhiều, nhất là khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện.
4. Trẻ sơ sinh nằm mơ thấy gì? Làm thế nào để biết trẻ nằm mơ?
Thông thường giấc mơ sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những trải nghiệm của mình. Khi trong bụng mẹ bé có thể nghe được những âm thanh ở bên ngoài. Mặc dù không thể nói cho bạn biết bé mơ thấy những gì. Manh mối lớn nhất mà bạn cần chú ý là cư xử của bé khi bé thức dậy. Nếu bé hạnh phúc và mỉm cười thì có lẽ bé đã có một giấc mơ đẹp. Ngược lại nếu bé trở nên cáu kỉnh và hay khóc, nhiều khả năng bé đã có một giấc mơ xấu.
Dưới đây là 3 dấu hiệu nhận biết bé đang mơ:
- Giật tóc: Động tác nhỏ này có thể tiết lộ những kỹ năng bé sẽ học. Ví dụ như bé ngủ giật giật cổ thì có thể bé sẽ sớm học được cách nhấc đầu khi thức dậy.
- Mỉm cười: Trong tháng đầu tiên của sau khi sinh, nếu bạn thấy được nụ cười tự nhiên khi bé ngủ thì có lẽ bé đang tận hưởng một giấc mơ hạnh phúc.
- Chuyển động mắt: Chắc chắn là bé đang mơ nếu bạn nhìn thấy mắt bé chuyển động nhanh dưới mí mắt
5. Trẻ sơ sinh có mơ nhiều hơn người lớn không?
Thực tế trẻ sơ sinh mơ nhiều hơn người trưởng thành rất nhiều. Cũng giống như người lớn, trẻ cần ngủ để khôi phục lại cơ thể và trí não. Giấc ngủ nông của trẻ thường dài hơn. Đó là lý do tại sao bé lại mơ thường xuyên hơn so với người lớn. Trẻ nhỏ cũng thường mơ nhiều hơn người lớn nhưng trẻ sơ sinh là mơ nhiều nhất.
Thegioinem.com
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)