Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0707 325 325

Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì

Ngày đăng: 16:17 06-03-2022 | 1733 lượt xem

Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.  

Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì

1. Hội chứng ngủ li bì là gì?

Người mắc hội chứng ngủ li bì có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ số giờ khuyến nghị và ngủ rất ngon. 

Hội chứng ngủ li bì là một trong trong những chứng rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động hằng ngày như lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc…

Hội chứng ngủ li bì cũng tương tự như một rối loạn giấc ngủ khác gọi là chứng ngủ rũ vì cả hai hội chứng này đều gây ra những cơn buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên, những người mắc chứng ngủ rũ thường có những cơn buồn ngủ đến đột ngột, còn những cơn buồn ngủ của người mắc hội chứng ngủ li bì lại có xu hướng càng lúc càng tăng dần.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì thường bắt đầu ở độ tuổi khoảng từ 17 - 24. Theo một bài báo trên tạp chí Tâm lý học (Psychosomatics), độ tuổi khởi phát trung bình là 21,8 tuổi.

2. Biểu hiện của hội chứng ngủ li bì

Dấu hiệu chính của hội chứng ngủ li bì là tình trạng buồn ngủ quá mức dù người mắc đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Cơn buồn ngủ quá mức này không phải do một bệnh lý hoặc một thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng.

Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì

Các triệu chứng khác của hội chứng ngủ li bì có thể bao gồm:

  • Thức dậy khó khăn.
  • Ngủ nhiều lần trong ngày.
  • Liên tục cảm thấy mệt mỏi.
  • Ngủ vào những thời điểm không cố định.
  • Cảm thấy không tỉnh táo hoặc bực bội khi phải dậy.
  • Ngủ hơn 9 tiếng nhưng không cảm thấy mình đã nghỉ ngơi đủ.
  • Chợp mắt khi buồn ngủ nhưng sau khi thức dậy lại không cảm thấy sảng khoái hơn.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì có thể chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có thể kéo dài hơn từ 1 – 3 tháng, thậm chí tới hơn 3 tháng.

3. Hội chứng ngủ li bì ảnh hưởng đến cuộc sống

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng ngủ li bì bằng cách loại trừ các bệnh lý hoặc thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan như:

  • Môi trường ngủ của bạn thế nào? Bao gồm loại nệm bạn đang nằm có thật sự thoải mái.
  • Giờ giấc ngủ nghỉ của bạn thế nào?
  • Bạn hiện có đang điều trị bệnh lý nào không?
  • Bạn bắt đầu chú ý tới các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì khi nào?
  • Có tác nhân nào làm cho các dấu hiệu ngủ li bì tồi tệ hơn và có tác nhân nào giúp các dấu hiệu đỡ hơn?

Xem thêm: Nệm cao su Kim Cương, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Nguyên nhân gây ra hội chứng ngủ li bì

Hội chứng ngủ li bì có thể do sự gia tăng các hóa chất gây buồn ngủ trong não. Một nguyên nhân khác gây hội chứng này có thể là do các hóa chất trong não tương tác với axit y-aminobutyric (GABA), một chất chịu trách nhiệm thúc đẩy giấc ngủ.

Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì

Các yếu tố khác khiến bạn dễ mắc hội chứng ngủ li bì là:

  • Căng thẳng.
  • Từng bị nhiễm virus.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Từng bị chấn thương đầu.
  • Có thành viên trong gia đình mắc hội chứng ngủ li bì.
  • Có tiền sử bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực.

Một số người có thể mắc hội chứng ngủ li bì mà không rõ lý do. Đây được gọi là hội chứng ngủ li bì vô căn và xuất hiện ở khoảng 0,01 – 0,02% dân số.

5. Cách điều trị hội chứng ngủ li bì

Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì

Khi đã chẩn đoán bạn mắc hội chứng ngủ li bì, bác sĩ có thể kê toa một số chất kích thích để giúp bạn cải thiện cơn buồn ngủ.

Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:

  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ
  • Tránh các thực phẩm có thể gây ợ nóng hoặc ảnh hưởng đến tiêu hóa như các loại thức ăn giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, trái cây có múi và đồ uống có ga
  • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn vào ban ngày và giữ phòng tối hơn vào ban đêm
  • Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ như đi tắm hoặc đọc sách để thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết đã tới giờ ngủ
  • Tránh ánh sáng nhân tạo từ di động và máy tính…
  • Thay đổi môi trường ngủ cho thoải mái hơn bằng cách giữ nhiệt độ trong phòng vào khoảng 20 độ C.
  • Chọn nệm ngủ phù hợp, như nệm cao su chẳng hạn, giúp cơ thể thoải mái, thư giãn, cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn. 

Xem thêm: Chọn mua nệm chất lượng tại Thegioinem.com

Bạn cũng có thể gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và thử liệu pháp nhận thức hành vi để thay đổi thói quen ngủ cũng như học cách giảm căng thẳng.

Nếu kiên trì áp dụng các cách điều trị, bạn sẽ sớm cải thiện và đẩy lùi hội chứng ngủ li bì. Bạn chỉ cần chăm sóc cho giấc ngủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là có thể cải thiện sự mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và lơ mơ do hội chứng này gây ra. Khi đã có cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, bạn sẽ làm việc và học tập hiệu quả hơn rất nhiều đấy!
 

Thegioinem.com

Thảo luận bài viết "Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 2661

    Xem thêm
    Mừng Giáng Sinh - Rinh ưu đãi khủng 60%

    Bài viết mới nhất

    Countdown 2024 TpHCM được tổ chức ở đâu?

    Countdown 2024 TpHCM được tổ chức ở đâu?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết bao gồm những gì?

    Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết bao gồm những gì?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Văn khấn mùng 1 Tết năm Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

    Văn khấn mùng 1 Tết năm Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Địa điểm, lịch bắn pháo hoa 2024 Tp.HCM

    Địa điểm, lịch bắn pháo hoa 2024 Tp.HCM

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách trị ho bằng gừng đơn giản, hiệu quả

    Cách trị ho bằng gừng đơn giản, hiệu quả

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách trải ga giường không bị nhăn, đẹp chuẩn khách sạn

    Cách trải ga giường không bị nhăn, đẹp chuẩn khách sạn

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Góc giải đáp: Nệm cao su có phơi nắng được không?

    Góc giải đáp: Nệm cao su có phơi nắng được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hắt xì hơi 1, 2, 3 cái liên tục theo giờ là điềm báo gì?

    Hắt xì hơi 1, 2, 3 cái liên tục theo giờ là điềm báo gì?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Lá sen khô có tác dụng gì? Đối tượng không nên uống nước lá sen khô

    Lá sen khô có tác dụng gì? Đối tượng không nên uống...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hắt xì hơi liên tục cảnh báo điều gì?

    Hắt xì hơi liên tục cảnh báo điều gì?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nằm mơ thấy rắn là giấc mơ tốt hay xấu?

    Nằm mơ thấy rắn là giấc mơ tốt hay xấu?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trầm cảm cười liệu có nguy hiểm hay không?

    Trầm cảm cười liệu có nguy hiểm hay không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Kiến ba khoang cắn nên xử lý thế nào?

    Kiến ba khoang cắn nên xử lý thế nào?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    6 tip đơn giản để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ

    6 tip đơn giản để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ trước 10h có tốt không? Lợi ích khi đi ngủ sớm

    Ngủ trước 10h có tốt không? Lợi ích khi đi ngủ sớm

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách nằm gối đúng cách là như thế nào?

    Cách nằm gối đúng cách là như thế nào?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    10 cách đuổi muỗi đơn giản, hiệu quả và an toàn

    10 cách đuổi muỗi đơn giản, hiệu quả và an toàn

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ dậy bị đau bắp chân lý do vì sao?

    Ngủ dậy bị đau bắp chân lý do vì sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ sớm mà mắt vẫn thâm - Lý do vì sao?

    Ngủ sớm mà mắt vẫn thâm - Lý do vì sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ dậy bị sái quai hàm phải làm sao?

    Ngủ dậy bị sái quai hàm phải làm sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook