Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm: Nệm Ga Gối TATANA, Vạn Thành, Kim Cương Giảm 70% Từ 49k

Khó ngủ có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

Cập nhật 12:56 08/12/2024
Chia sẻ:
Nội dungKhó ngủ là gì?Khó ngủ có phải dấu hiệu của bệnh lý không?Các bệnh lý liên quan đến tình trạng mất ngủ:Cách phân biệt giữa mất ngủ thông thường và mất ngủ bệnh lýNguyên nhân gây khó ngủCăng thẳng và áp lực tâm lýẢnh hưởng từ môi trường và thói quen sinh hoạtTác động của ánh sáng xanh từ thiết bị điện tửCách cải thiện giấc ngủ hiệu quảThiết lập thói quen ngủ khoa họcÁp dụng các phương pháp thư giãn như thiền định và tập thởSử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như đèn ngủ thông minh, gối thoải máiKết luận

Ngủ đủ giấc và giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Nhưng tình trạng khó ngủ khiến nhiều người gặp khó khăn trong giấc ngủ, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, mà đây có thể là nguy cơ của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Để biết rõ Khó ngủ có phải dấu hiệu của bệnh lý không? hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu ở nội dung này nhé!

Khó ngủ là gì?

Khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thường phải trằn trọc nhiều giờ đồng hồ mới ngủ được. Người bị khó ngủ cũng thường ngủ chập chờn không sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ sâu, cảm thấy mệt mỏi uể oải. Giấc ngủ kém chất lượng và thiếu ngủ đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khó ngủ thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, tim mạch khác hoặc làm tăng nặng các bệnh nền có sẵn. Bệnh khó ngủ còn làm suy giảm nhận thức, trí nhớ.

1
Khó ngủ là gì?

Khó ngủ có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

Các bệnh lý liên quan đến tình trạng mất ngủ:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý liên quan đến mất ngủ, đây là hội chứng khiến hơi thở của bạn sẽ ngừng lại trong vài giây, sau đó bắt đầu thở lại bình thường, và điều này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần suốt đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ngưng thở khi ngủ khiến bạn cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày. Mặc dù nhiều người không hề biết mình mắc phải hội chứng này, nhưng người bạn đời ngủ cùng có thể cho bạn biết về tiếng ngáy, tiếng khịt mũi và thở hổn hển bất thường của bạn trong khi đang ngủ say.

  • 2
    Hội chứng ngưng thở khi ngủ2
    Rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu

Mất ngủ thường xuyên dẫn đến rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, cáu gắt, lo lắng, dễ xúc động, cảm thấy bi quan và tuyệt vọng. Trong đó, biểu hiện chủ đạo của rối loạn lo âu là lo lắng, lo sợ quá mức, còn trầm cảm là giảm khí sắc, buồn bã, chán nản, giảm quan tâm với tất cả mọi vấn đề xung quanh.

  • 3
    Rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu
    Bệnh lý tuyến giáp, mất cân bằng hormone

Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cường giáp, bệnh cường giáp là một trong những bệnh lý tuyến giáp thường gặp. Tình trạng này khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone hoặc quá ít hormone, gây rối loạn, mất cân bằng hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động và sản xuất hormone quá mức dễ dẫn tới bệnh cường giáp. Ngược lại, nếu tuyến nội tiết này sản xuất quá ít hormone, nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới suy giáp.

Cách phân biệt giữa mất ngủ thông thường và mất ngủ bệnh lý

Mất ngủ thông thường: do yếu tố bên ngoài như căng thẳng, lo âu, thay đổi môi trường sống (như thay đổi múi giờ, di chuyển, hay tiếng ồn) hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh (uống nhiều caffein, rượu bia, ăn quá no trước khi ngủ). Tình trạng mất ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, không kéo dài quá vài ngày đến một tuần. Để cải thiện cần thay đổi thói quen sinh hoạt (giảm căng thẳng, điều chỉnh thời gian ngủ, tập thể dục nhẹ).

Mất ngủ bệnh lý: Thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, lo âu mãn tính, các bệnh lý về thần kinh (chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ REM), các bệnh lý nội khoa (bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, v.v.) hoặc những thay đổi hormon (như mãn kinh, suy giáp). Mất ngủ dài trong nhiều tuần, tháng hoặc có thể kéo dài liên tục, không có xu hướng cải thiện tự nhiên. Cần có sự can thiệp y tế, bao gồm việc điều trị các bệnh lý cơ bản, thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.

4
Cách phân biệt giữa mất ngủ thông thường và mất ngủ bệnh lý

Nguyên nhân gây khó ngủ

Căng thẳng và áp lực tâm lý

Căng thẳng, áp lực tâm lý trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý do ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm, phụ nữ sau sinh,… là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, khó ngủ vô cùng phổ biến. Tình trạng tâm lý và tinh thần có thể đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của một người. Các yếu tố tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress… đều có thể dẫn đến bệnh khó ngủ. Ngoài ra, ảnh hưởng tâm lý sau chấn thương, nằm viện lâu ngày, nghiện chất,... sẽ có các triệu chứng của bệnh tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu,...đều là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.

5
Căng thẳng và áp lực tâm lý

Ảnh hưởng từ môi trường và thói quen sinh hoạt

Trong nhiều trường hợp, các thói quen xấu trước khi ngủ có thể góp phần khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Các thói quen này bao gồm tiêu thụ nhiều caffeine (cà phê, nước có ga, nước tăng lực…) hoặc chất kích thích…Thói quen thức khuya, vận động mạnh, ăn no trước khi ngủ… cũng có thể làm thay đổi thời gian ngủ của mỗi người và gây ra chứng khó ngủ.

Môi trường ngủ không phù hợp như ánh sáng quá chói, ảnh hưởng của tiếng ồn xung quanh, nhiệt độ không thoải mái…là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến giấc ngủ của bạn.

6
Ảnh hưởng từ môi trường và thói quen sinh hoạt

Tác động của ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính sẽ gây rối loạn giấc ngủ. Màn hình điện tử, đặc biệt là màn hình của điện thoại thông minh và máy tính, phát ra ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này có thể làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, cách tốt nhất để dễ ngủ là hãy hạn chế việc dùng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 2 giờ.

7
Tác động của ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử

Cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Thiết lập thói quen ngủ khoa học

Bạn nên thiết lập cho mình một đồng hồ sinh học, với thời gian đi ngủ và thức dậy rõ ràng và thực hiện đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn có một nếp sống sinh hoạt, nghỉ ngơi và thức dậy trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Khi cơ thể đã thích nghi với lịch trình này, bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn cũng như thức dậy đúng giờ, các hoạt động hằng ngày cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Mỗi người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 giờ - 9 giờ mỗi đêm nhằm đảm bảo sức khỏe. Hơn nữa, bạn nên dành cho mình 30 - 45 phút để thư giãn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền định và tập thở

  • Tình trạng căng thẳng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, việc ngồi thiền sẽ giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể, thiền giúp bạn lắng nghe hơi thở và chuyển động cơ thể linh hoạt, đem lại sự yên tĩnh về tinh thần, giải tỏa căng thẳng, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
  • Bài tập thở 4-7-8 có thể giúp ổn định tâm trí, hỗ trợ cơ thể lấy lại bình tĩnh và thư giãn. Bạn thực hiện bằng cách: hít vào bằng mũi trong thời gian đếm từ một đến bốn, sau đó nín thở trong bảy nhịp đếm rồi thở ra bằng miệng trong tám nhịp đếm.

Khi áp dụng kỹ thuật thở 4-7-8, cơ thể sẽ được thả lỏng và thư giãn, giảm bớt lo lắng, nhịp tim và huyết áp trở nên ổn định hơn. Từ đó bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, tránh được khoảng thời gian trằn trọc thao thức kéo dài.

8
Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền định và tập thở

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như đèn ngủ thông minh, gối thoải mái

Đèn ngủ thông minh với khả năng điều chỉnh độ sáng và màu sắc, bạn có thể tạo ra những bầu không khí khác nhau phù hợp với giấc ngủ của mình. Đèn sẽ mang lại ánh sáng dịu nhẹ giúp bạn thư giãn và xua tan căng thẳng, từ đó cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Bên cạnh đó, đè ngủ thông minh sẽ có chế độ hẹn giờ giúp bạn quản lý thói quen sử dụng điện một cách hiệu quả, tạo thói quen sống lành mạnh.

Chăn ga gối nệm phù hợp và thoải mái không chỉ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn hỗ trợ các tình trạng đau mỏi lưng, vai gáy,...Tham khảo ngay các sản phẩm nệm như nệm foam, nệm cao su, nệm lò xo, nệm bông ép,...tại Thegioinem.com, để mang lại cho mình một giấc ngủ ngon và một cơ thể khoẻ mạnh tràn đầy năng lượng cho ngày mới nhé!

9
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như đèn ngủ thông minh, gối thoải mái

Kết luận

Mong rằng những thông trên có thể giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như những bệnh lý liên quan đến khó ngủ, mất ngủ. Từ đó tìm được giải pháp, cách khắc phục cùng với thiết lập lại một lối sống khoa học sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 12:56 08/12/2024
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THẾ GIỚI NỆM

Liên hệ
Hotline
Chat Zalo
Chat Facebook