Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm bán sỉ và lẻ chăn ga gối nệm uy tín

Phương pháp ngủ ngắn - Bí quyết cải thiện sức khỏe cho mọi người

Cập nhật 21:05 17/11/2022
Chia sẻ:
Nội dung1. Phương pháp ngủ ngắn là gì?2. Sự thật khoa học đằng sau phương pháp ngủ ngắn3. Các phương pháp ngủ ngắn hiệu quả3.1. Everyman 3.2. Dymaxion3.3. Uberman 3.4. Siesta 3.5. Tesla4. Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn 4.1. Ưu điểm4.2. Nhược điểm 5. Những ai không nên áp dụng phương pháp ngủ ngắn?

Với nhịp sống bận rộn hiện nay, không ít người phải hi sinh giấc ngủ của mình để tăng ca làm việc, để giải quyết tất cả những công việc tồn đọng trong ngày. Nhưng chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể suy nhược, kém tỉnh táo, hiệu suất công việc cũng vì thế mà giảm đi.

Vậy bạn đã từng nghe nói đến “phương pháp ngủ ngắn” hay chưa? Đây chính là bí quyết cải thiện sức khỏe giấc ngủ cho mọi người. Bạn hãy thử tìm hiểu xem nhé!

Tìm hiểu về Phương pháp ngủ ngắn (Polyphasic Sleep)

1. Phương pháp ngủ ngắn là gì?

Giấc ngủ ngắn tên tiếng anh là Polyphasic Sleep, là một phương pháp giúp bạn đạt được mong muốn ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Có nghĩa là tổng số giờ ngủ sẽ được rút ngắn lại, bằng nhiều giấc ngủ nhỏ.

Nói cách khác, thực hiện phương pháp này bạn chỉ cần ngủ 2 - 4 tiếng mỗi ngày, thay vì phải ngủ đủ 7 - 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ ngắn thường kéo dài từ 30 - 45 phút, và thực hiện nhiều giấc ngủ như thế trong một ngày. Điều này sẽ giúp bạn vãn đạt được những lợi ích sức khỏe mà giấc ngủ mang lại.

2. Sự thật khoa học đằng sau phương pháp ngủ ngắn

Phương pháp này đã có từ hơn 700 năm trước. Người đầu tiên phát hiện và áp dụng Polyphasic Sleep chính là thiên tài toàn năng Leonardo Da Vinci. Lúc sinh thời, ông đã thực hiện một chế độ ngủ khác hoàn toàn so với những người sống cùng thời đại. Trong ghi chép, cứ cách 4 giờ thì ông lại “ngủ” nhanh một lần, mỗi lần khoảng 15 phút. Tổng trung bình một ngày ông chỉ ngủ 90 phút và khoảng thời gian còn lại ông dành cho những công trình nghiên cứu vĩ đại và sáng tạo nghệ thuật của mình.

Phương pháp ngủ ngắn (Polyphasic Sleep) đã có từ hơn 700 năm trước

Liệu một người chỉ ngủ 90 phút một ngày như ông có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Và có vẻ là phương pháp này không gây tổn hại đến sức khỏe của Da Vinci. Minh chứng rõ nhất ở đây chính là tuổi thọ trung bình của những người trong thời kỳ Phục hưng chưa đến 50 tuổi, và Leonardo Da Vinci thọ đến 57 tuổi.

Theo nghiên cứu khoa học, giấc ngủ của con người được chia làm 04 giai đoạn, tương đương với 04 chu kỳ giấc ngủ, bao gồm: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và giai đoạn REM. Trung bình mỗi chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút. 

Các phương pháp ngủ ngắn (Polyphasic Sleep)

Trong giai đoạn REM, phản ứng bên ngoài có thể nhìn thấy chính là chuyển động mắt nhanh. Trong thời gian này, não bộ sẽ phát một loạt các tín hiệu để các tế bào trong cơ thể tự chủ động tiến hành sửa chữa các tổn thương, cả về tổn thương cơ thể và tâm trí. Não bộ cũng sẽ xử lý một số thông tin mà ta đã thu thập trong ngày và lưu trữ một số ký ức.

3. Các phương pháp ngủ ngắn hiệu quả

Phương pháp ngủ ngắn và những người đã áp dụng thành công như Leonardo Da Vinci, Thomas Edison, Nikola Tesla, Winston Churchill… đã chứng minh được rằng đây là một công trình nghiên cứu khoa học.

Các phương pháp ngủ ngắn được tổng hợp và áp dụng đạt hiệu quả

Có đến 05 phương pháp ngủ ngắn hiệu quả, tuy nhiên cần chọn lựa đúng phương pháp để hiệu chỉnh phù hợp đối với giờ giấc sinh hoạt cá nhân của mỗi người. 05 phương pháp sau đây chính là:

  • 3.1. Everyman 

Everyman với tổng số thời gian ngủ trong một ngày là 2.5 giờ, được chia thành từ 2 - 4 giấc. Phương pháp ngủ ngắn Everyman là kiểu dễ thích nghi và dễ áp linh hoạt nhất so với 04 phương pháp còn lại.

  • 3.2. Dymaxion

Phương pháp Dymaxion với tổng số thời gian ngủ trong một ngày là 2 giờ, được chia thành 4 giấc, mỗi giấc 30 phút.

  • 3.3. Uberman 

Phương pháp ngủ ngắn Uberman với tổng số thời gian ngủ trong một ngày là 2 giờ, được chia thành 6 giấc, mỗi giấc 20 phút và cách nhau mỗi 4 giờ đồng hồ.

  • 3.4. Siesta 

Phương pháp Siesta được chia thành 2 giấc ngủ chính mỗi ngày, đi ngủ vào buổi tối và mất khoảng 5 giờ, ban ngày ngủ thêm 1,5 giờ. Phương pháp ngủ ngắn này tương tự như khuyến nghị ngủ đủ 6 - 8 giờ mỗi ngày. Do đó, cũng dễ dàng áp dụng, nhất là dân văn phòng.

  • 3.5. Tesla

Phương pháp Tesla được đặt tên theo nhà khoa học Nikola Tesla. Theo đó, phương pháp này  với tổng số thời gian ngủ trong một ngày là 2 giờ 20 phút, được chia thành 2 giấc, 2 giờ ngủ mỗi đêm và 20 phút vào ban ngày.

4. Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn 

4.1. Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian

Phương pháp này tiết kiệm thêm cho bạn khoảng 20 năm cuộc đời để thực hiện mục tiêu, ước mơ của bản thân trong khi người khác đang ngủ. Bằng việc ngủ từ 2 - 4 giờ mỗi ngày, bạn có nhiều thời gian hơn để làm những điều mình mong muốn. 

  • Sức khỏe:

Thực hiện các phương pháp này chính là việc áp cơ thể phải ngủ trong thời gian ngắn hơn, điều này bắt buộc não bộ phải thích nghi và nhanh chóng chuyển đến giai đoạn REM để đảm bảo sức khỏe.
 

Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn

4.2. Nhược điểm 

Việc ép bản thân phải ngủ nhanh và ngủ ngắn liên tục trong thời gian dài đòi hỏi cơ thể phải thích nghi với thời gian mà bạn tự quy định để thực hiện phương pháp ngủ ngắn. Điều này cũng xác định lịch trình thức - ngủ, đồng nghĩa với việc nếu làm sai lệch dù chỉ một lần cũng bị rối loạn nhịp sinh học và rất khó để bắt đầu lại. Những ngày sau đó sẽ phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, tay chân không có sức, không có tinh thần.

Các phương pháp này chỉ phù hợp với những ai có lịch trình công việc quá đỗi bận rộn và đòi hỏi người thực hiện có một tinh thần quyết tâm cao độ. Chỉ một số ít người có trên thế giới có thể áp dụng phương pháp ngủ ngắn này, thông thường đa số mọi người sẽ bỏ cuộc giữa chừng.

Tuy rằng ngủ ngắn giúp bạn tiết kiệm được một khoảng thời gian đủ để cộng lại bằng 20 năm, nhưng lại dễ dẫn đến cảm giác cô đơn lạc lõng khi người khác ngủ còn bạn thì thức.

5. Những ai không nên áp dụng phương pháp ngủ ngắn?

Những người không nên thực hiện phương pháp ngủ ngắn là ai?

Đối với những người sau đây cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện phương pháp ngủ ngắn: 

  • Người khó đi vào giấc ngủ hoặc mắc phải hội chứng mất ngủ
  • Người có các bệnh nền như tim mạch, huyết áp thấp, tiểu đường và các bệnh liên quan đến thần kinh
  • Thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển, sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng, hoocmon giới tính,…
  • Người đang trong quá trình ôn luyện và cần tập trung cao độ cho việc thi cử 
  • Những người hoạt động thể chất mạnh như vận động viên, hoặc luyện tập thể hình

Các phương pháp ngủ ngắn tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Với một người hiện đại và nhịp sống sinh hoạt bình thường, vẫn là nên ngủ đủ 6 - 8 giờ mỗi ngày để cân bằng sức khỏe. Đồng thời, đầu tư cho giấc ngủ bằng các sản phẩm nệm ngủ chất lượng như nệm lò xo Vạn Thành, nệm lò xo Liên Á để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm như trên tại Thegioinem.com, các mẫu nệm như nệm lò xo liên kết hay nệm lò xo giá rẻ đều được bán đa dạng tại hệ thống. Và được niêm yết giá đầy đủ theo như bảng giá nệm Kim Cương, Dunlopillo, Everon, Tatana,...

Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn có thêm những liên quan đến phương pháp này mà bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn có một kế hoạch dành cho giấc ngủ được tối ưu hơn và luôn ngon giấc!

-------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/

Thegioinem.com

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 21:05 17/11/2022
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ