Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0909 234 325

Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Ngày đăng: 10:44 15-04-2022 | 3865 lượt xem

Ngủ là hiện tượng sinh lý quan trọng nhất của con người. Giấc ngủ giúp cơ thể hồi phục được phần năng lượng. Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh còn giúp phát triển não bộ và góp phần hoàn thiện vỏ não. Hãy tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh cùng Thegioinem.com nhé!

Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh có 2 loại ngủ: Ngủ động và ngủ tĩnh 

  • Trong giấc ngủ động: Bé thường cử động tay chân và làm ồn ngoài ta cơ mặt bé cử động nhẹ như: nhăn nhó hoặc giật nhẹ, miệng cười, vặn vẹo, uốn éo, rên ư ử. Trẻ rất dễ dàng bị đánh thức trong giấc ngủ này.
  • Trong giấc ngủ tĩnh: Bé nằm yên, nhịp thở của bé sâu và đều đặn, bé ít thức giấc và khó bị đánh thức hơn trong giấc ngủ này.

Mỗi giấc ngủ của bé sẽ trải qua các chu kỳ ngủ cũng tương tự người lớn. Mỗi chu kỳ ngủ gồm có giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh và kéo dài 40 phút. Vào mỗi chu kỳ bé sẽ thức giấc trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi bé thức sẽ quấy khóc hoặc nhăn nhó, nếu bé thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ và bạn có giúp bé ổn định và bước vào giấc ngủ tiếp theo bằng cách hát ru hoặc vỗ về, là những cách làm ổn định bé hiệu quả nhất. 

Ở trẻ sơ sinh ngủ động và ngủ tĩnh sẽ chiếm khoảng thời gian bằng nhau là 50%. Sau 2 đến 3 tháng thì giấc ngủ động chiếm từ 25% đến 30% và giảm dần còn 20% đến khi trưởng thành. Vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu giấc và hay vặn vẹo hoặc uốn éo và hay rất dễ bị đánh thức. Sau 3 tháng thì tình trạng này sẽ giảm dần và bé sẽ ngủ sâu hơn giấc ngủ hoàn thiện hơn. Do đó trong tháng đầu bé thường uốn éo vặn vẹo và nhăn nhó khi ngủ các bà mẹ nên hát ru hoặc vỗ về để giúp bé ổn định và bước sang giấc ngủ tiếp theo.

Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

  • Ngủ đủ giấc giúp bé tăng khả năng tập trung luôn tỉnh táo và thông minh. Khi bé ngủ không đủ giấc thường có các biểu hiện như mệt mỏi và phản ứng chậm hoặc không tích cực với các tương tác xã hội.
  • Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển não bộ và thể chất của bé. Khi ngủ đủ giấc tinh thần bé luôn phấn khởi hoạt bát ngoài ra còn giúp bé tăng trưởng chiều cao tốt hơn vì trong thời gian ngủ vì hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển về thể chất của bé.
  • Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ dẫn đến bệnh lý béo phì, mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn hành vi khiến bé dễ cáu gắt, bốc đồng và trở nên quá hiếu động.

Có thể thấy vai trò của giấc ngủ có liên hệ mật thiết đến sự phát triển của bé. Thời gian ngủ của bé dài hay ngắn không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Bé ngủ sâu và ngon giấc sẽ hấp thụ oxy năng lượng và sản sinh nhiều hormone tăng trưởng hơn. Sáng hôm sau bé sẽ có tâm trạng thoải mái vui vẻ chơi đùa và lớn lên khỏe mạnh. Ngược lại, khi ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ cơ thể sẽ tiết ra những hóa chất làm mất cân bằng và khiến bé cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi... về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ.

Điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn

Trẻ 0-2 tháng: Tổng thời gian ngủ trung bình của nhóm tuổi này là 15-16 giờ, với 2-5 giấc ngủ ngắn trong ngày. Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh cần thức ăn cứ sau 2-3 giờ. Vào một thời điểm nào đó gần cuối tháng thứ hai, bé ngủ thêm khoảng 6 tiếng mỗi đêm. 

Trẻ 3-5 tháng: Tổng thời gian ngủ trung bình của lứa tuổi này là 14-16 giờ, với 3-4 giấc ngủ ngắn trong ngày. Vào ban đêm, bé có thể ngủ tới 6 tiếng mà không cần thức dậy để ăn. Vào khoảng 4 tháng tuổi, bé có thể thức giấc 1-2 lần mỗi đêm. Đừng lo lắng, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang lớn. Trong khi trải qua giai đoạn này, bé nhanh chóng trở lại với thói quen cũ.

Trẻ 6-8 tháng: Tổng thời gian ngủ trung bình của nhóm tuổi này là 14 giờ, với 2-3 giấc ngủ ngắn trong ngày. Đến 6 tháng, bé sẽ ngủ từ 8 tiếng trở lên. Mặc dù bé có thể không cần ăn đêm nhưng thỉnh thoảng bé vẫn sẽ thức giấc trong đêm. Đặc biệt ở giai đoạn này, bé bắt đầu đạt đến những mốc phát triển như việc ngồi dậy lo lắng về “khủng hoảng xa cách” trong những tháng này. 

Đối với trẻ 9-12 tháng: Tổng thời gian ngủ trung bình của nhóm tuổi này là 14 giờ. Trẻ sơ sinh có 2 giấc ngủ ngắn trong ngày. Hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này đều ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm. Các cơn khủng hoảng khi ngủ có thể phổ biến, đặc biệt là khi bé đạt đến các mốc phát triển quan trọng như tập đứng, bò và bi bô nói chuyện.

Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 

Bạn cũng có thể giúp bé thích nghi với đồng hồ sinh học của mình một cách nhanh chóng bằng cách tránh kích thích mạnh vào ban đêm khi cho bé bú hoặc thay tã. Giữ ánh sáng dịu nhẹ và tránh nói chuyện và chơi với em bé vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng một không gian yên tĩnh và thoải mái vào ban đêm là thời điểm thích hợp để ngủ.

Ngoài ra nệm em bé cúng có thể giúp bé ngủ được sâu giấc. Nệm có độ phẳng và độ cứng vừa phải sẽ giúp cho bé phát triển tốt và có những giấc ngủ ngon hơn. Sự thoải mái trong khi ngủ góp phần vào việc hình thành và phát triển trí não cũng như xương của trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Thiết lập các thói quen ngủ trưa cho bé cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé, trước khi đưa con vào giấc ngủ để giúp con bạn thư giãn. Khi bé được đến tuổi đi học thì việc ngủ trưa sẽ vô cùng cần thiết cho bé. Nệm ngủ trưa cho bé đi học sẽ là lựa chọn tốt nhất cho sự giấc ngủ của trẻ, với thiết kế đột phá giúp nâng đỡ tối ưu trọng lượng cơ thể cho bé giấc ngủ tuyệt vời hơn.

Mua nệm em bé giá rẻ tại đây! 

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều dễ dàng nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Bé không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được giấc ngủ khoa học để phát triển toàn diện. Hãy lưu ý giấc ngủ của bé vì đây chính là tiền đề để não phát triển. 

Thảo luận bài viết "Tìm hiểu về các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 3098

    Xem thêm
    Nệm Tatana - Sống xanh ngủ sạch

    Bài viết mới nhất

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau nhức

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng đúng

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi tiết

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp được không?

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có tốt không?

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook