Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm bán sỉ và lẻ chăn ga gối nệm uy tín

Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric

Cập nhật 23:36 19/08/2024
Chia sẻ:
Nội dungVải cooling fabric là gì?Ưu nhược điểm của vải cooling fabricƯu điểm của vải cooling fabricNhược điểm vải cooling fabricỨng dụng vải cooling fabric Trong may mặcTrong sản xuất nội thấtTrong sản xuất chăn ga gối nệmSử dụng và bảo quản vải cooling fabricKết luận

Vải cooling fabric - một loại vải có đặc tính nổi trội về khả năng hút ẩm, độ khô thoáng, bề mặt mềm nhẹ,...Đang được người tiêu dùng săn đón và lựa chọn, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức gần đây. Vậy Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết này, hãy tìm hiểu ngay nhé! 

Vải cooling fabric là gì?

Vải cooling fabric hay còn là Vải làm mát là chất liệu được tạo ra từ sợi vải tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, qua quá trình dệt hoặc không dệt, tạo thành tấm vải có độ bền chắc vượt trội. 

Ứng dụng công nghệ Cooling trong quá trình sản xuất, giúp vải mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu vô cùng. Đây là loại vải thường được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc, chăn ga gối nệm hay trang trí nội thất,…

Vì được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, nên vải cooling fabric có sự đa dạng về nguồn gốc và tính chất, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Vải cooling fabric là gì?

Ưu nhược điểm của vải cooling fabric

Ưu điểm của vải cooling fabric

  • Tính linh hoạt cao: chất liệu vải cooling fabric có độ co giãn cao, giúp cho quá trình thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc, chăn ga gối nệm,…trở nên dễ dàng hơn. 
  • Thoáng khí và hút ẩm: vải có khả năng thoáng khí, hút ẩm cực tốt giúp cơ thể thoải mái và duy trì sự mát mẻ, ngăn chặn mùi mồ hôi hiệu quả.
  • Đa dạng về màu sắc và mẫu mã: nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của người tiêu dùng hiện nay. Vải cooling fabric được nghiên cứu và sản xuất với sự đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
  • Chất liệu vải mềm và nhẹ: so với chất liệu cotton, vải cooling fabric sở hữu bề mặt mềm mại, đem lại cảm giác mát lạnh dễ chịu, tạo sự thoải mái khi sử dụng.
  • Bền màu và không bị nhăn: vải được ưa chuộng sử dụng bởi bề mặt trơn nhẵn, bóng mịn, khó bị nhăn hay phai màu sau thời gian dài sử dụng. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng vải mà không lo mất form dáng trong quá trình giặt giũ. Vải không bị nhăn, không biến dạng có độ bền cao nên có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau.
  • Ít bị bám bẩn, dễ làm sạch: quá trình thực hiện vệ sinh vải nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời vải còn nhanh khô, giúp người dùng không mất quá nhiều thời gian và công sức.
  • Giá cả phải chăng: So với nhiều loại vải trên thị trường hiện nay, mức giá vải cooling fabric rẻ hơn nhiều, phù hợp với mọi đối tượng.
Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Ưu điểm của vải cooling fabric

Nhược điểm vải cooling fabric

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì vải cooling fabric vẫn có thể bị hư hại khi sử dụng trong những môi trường có nhiệt độ quá cao. Một số loại vải từ sợi tự nhiên như len và wool có khả năng bị mối mọt. Đồng thời, đối với các loại vải đặc thù còn yêu cầu về phương pháp vệ sinh đặc biệt. Do vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng và vệ sinh, bảo quản sản phẩm.

Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Nhược điểm vải cooling fabric

Ứng dụng vải cooling fabric 

Vải fabric đóng vai trò quan trọng trong ngành thời trang và may mặc, mang lại nhiều ứng dụng đa dạng trong thiết kế. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải cooling fabric:

Trong may mặc

Là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực thời trang và sản xuất hàng may mặc, vải Cooling Fabric ( Vải làm mát ) được ứng dụng phổ biến để sản xuất các trang phục có thể kể đến như:

  • Sản xuất các loại áo thun, áo polo: thích hợp cho quần áo hàng ngày, có thể được in hoặc thêu để tạo nên các kiểu dáng độc đáo.
  • Dùng trong sản xuất áo sơ mi, áo vest: Sử dụng vải cotton, linen hoặc các sợi tổng hợp như polyester. Vải giúp áo sơ mi mềm mại và thoáng khí, còn áo vest giữ được form chuẩn.
  • Sản xuất quần jeans, áo khoác., áo len: thường sử dụng Wool, cashmere và các sợi tổng hợp, Các loại vải này giữ ấm tốt và thích hợp cho mùa đông.
  • Quần short và skirt: Sử dụng cotton, linen hoặc các vải nhẹ khác như rayon. Các loại vải này tạo nên cảm giác thoải mái và phù hợp cho môi trường nhiệt đới hoặc mùa hè.
  • Sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, đồ tập luyện: Sử dụng vải chuyên dụng như polyester, spandex, hoặc các loại vải công nghệ cao có khả năng thoáng khí và co giãn tốt.
Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Trong may mặc

Trong sản xuất nội thất

Vải Cooling Fabric được ứng dụng rộng rãi từ các đồ gia dụng hằng ngày đến các vật dụng trang trí.

  • Sử dụng để may các loại khăn trải bàn, rèm cửa, tấm bọc vải sofa và ghế sofa,...tạo điểm nhấn nghệ thuật trong không gian phòng khách.
  • Dùng làm khăn tắm, các loại thảm nhỏ: các sản phẩm thoải mái và hấp thụ nước tốt. Đồng thời, được ứng dụng làm rèm cửa phòng tắm, tạo sự riêng tư và trang trí.
  • Trải bàn, bức bình phong bếp: bảo vệ bàn khỏi vết trầy và tạo điểm nhấn trang trí cho khu vực bếp.
Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Trong sản xuất nội thất

Trong sản xuất chăn ga gối nệm

Với công dụng chính là làm mát Vải Cooling Fabric được ứng dụng tối đa trong ngành sản xuất chăn ga gối nệm, mang lại độ mát lạnh, thoát ẩm tốt, kháng mùi và luôn giữ cho chăn ga gối nệm khô ráo.

Do đó, các dòng chăn ga gối nệm ứng dụng loại vải này luôn được nhiều người săn đón và dùng ưa chuộng sử dụng, được xem là giải pháp phòng ngủ tuyệt vời, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức, sự thoải mái làm nên một giấc ngủ trọn vẹn.

Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Vải cooling fabric được ứng dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối nệm

Sử dụng và bảo quản vải cooling fabric

Để đảm bảo chất lượng vải cũng như sử dụng vải được bền lâu theo thời gian, bạn nên lưu ý cách sử dụng và bảo quản loại vải này cho phù hợp:

  • Không nên ngâm hay giặt vải cooling fabric quá lâu trong máy giặt. Vì vải có đặc tính tính chống thấm nước.
  • Nên đặt vải ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh ẩm mốc để bảo vệ chất lượng vải.
  • Sử dụng nhiệt độ vừa phải để ủi vải, nhiệt độ cao sẽ dễ làm sợi vải bị kéo teo lại, gây mất thẩm mỹ, hư hỏng.
  • Để vải khô tự nhiên, hạn chế sấy khô vải khi không thực sự cần thiết, để không gây ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Vải cooling fabric là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải cooling fabric
Sử dụng và bảo quản vải cooling fabric

Kết luận

Vải Cooling Fabric góp phần làm nên sự phong phú và đa dạng từ lĩnh vực thời gian, trang trí nội thất đến sản xuất chăn ga gối nệm. Không chỉ về mặt thẩm mỹ, vải còn mang đến những tiện ích cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Thế Giới Nệm hy vọng, qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về loại vải Cooling fabric. 

Các sản phẩm nệm foam, nệm cao su, nệm lò xo, nệm bông ép,...tại Thegioinem.com sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe giấc ngủ cho gia đình bạn.

-----------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Nhấn “Quan tâm” Zalo OA của Thế Giới Nệm để nhận các ưu đãi đặc biệt: https://zalo.me/816994836045545813

Website: https://thegioinem.com

Hotline: 0707 325 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom

Stores: https://thegioinem.com/stores 

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 23:36 19/08/2024
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ