Nội dung
Tê tay chân sau khi ngủ dậy là như thế nào?Vì sao ngủ dậy bị tê tay chân?Khắc phục thế nào?Kết luậnNgủ dậy bị tê tay chân là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải. Do nhiều nguyên nhân gây ra như: ngủ sai tư thế, bệnh lý xương khớp, tim mạch, … Hãy cùng Thegioinem.com tham khảo cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!
Tê tay chân sau khi ngủ dậy là như thế nào?
Hiện tượng ngủ dậy bị tê tay chân thường xảy ra khi ngón tay, ngón chân hoặc thậm chí cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hay cẳng chân bị tê cứng, khó cử động. Trong trường hợp nặng hơn, cảm giác tê có thể chuyển thành đau và lan đến các khu vực lân cận như vai, cổ, gáy hoặc hông, đùi.
Có hai loại tê tay chân khi ngủ dậy: tê bì do sinh lý và tê bì do bệnh lý.
- Tê bì do sinh lý: Đây là hiện tượng không quá nghiêm trọng, thường do duy trì tư thế quá lâu (ngồi, đứng hoặc nằm) gây chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê. Khi bạn cử động, lưu thông máu trở lại sẽ giúp triệu chứng này nhanh chóng biến mất.
- Tê bì do bệnh lý: Khác với tê bì sinh lý, loại này thường đi kèm với các triệu chứng khác. Người bệnh cần chú ý và đi khám sớm để điều trị kịp thời, tránh tình trạng để lâu có thể dẫn đến mất cảm giác và không còn cảm nhận được sự tê bì.
Vì sao ngủ dậy bị tê tay chân?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay và chân sau khi ngủ dậy, bao gồm:
- Tư thế nằm không đúng: Nếu bạn thường xuyên nằm nghiêng hoặc để gối dưới tay, điều này có thể gây tê tay và chân. Việc giữ cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài sẽ cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đặc biệt, những người làm văn phòng thường ngủ gục xuống bàn có thể gặp phải tình trạng này.
- Liệt giấc ngủ: Hiện tượng này xảy ra khi não gửi tín hiệu để ngăn chặn các giấc mơ, khiến bạn cảm thấy tê tay chân và không thể cử động khi thức dậy, mặc dù vẫn nhận thức được cơ thể.
- Căng thẳng và thiếu ngủ: Sự căng thẳng kéo dài có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, tạo áp lực lớn lên não bộ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, dẫn đến cảm giác tê tay chân, thậm chí run rẩy.
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những người thường xuyên sử dụng cổ tay. Tình trạng này có thể gây viêm và rối loạn hệ thần kinh ngoại vi, gây đau và cứng tay, đặc biệt vào ban đêm.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương dây thần kinh do lượng đường huyết cao, dẫn đến cảm giác tê bì. Tình trạng này cũng gây ra cản trở trong lưu thông máu, làm giảm chức năng của dây thần kinh ngoại biên.
- Bệnh xương khớp: Các vấn đề như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống có thể chèn ép dây thần kinh, gây tê tay chân khi ngủ hoặc thức dậy.
- Bệnh tim mạch: Nếu quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, bạn có thể gặp tình trạng tê tay, chân kèm theo các triệu chứng khác.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu hụt khoáng chất như kẽm, sắt, canxi hoặc vitamin B, D có thể dẫn đến tê cứng tay chân.
- Thừa cân và ít vận động: Thừa cân, béo phì và lối sống ít vận động cũng có thể cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng đến chi.
- Nguyên nhân khác: Sử dụng rượu bia thường xuyên, chấn thương, hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tự miễn hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay sau khi ngủ dậy.
Khắc phục thế nào?
Tình trạng ngủ dậy bị tê tay chân nếu kéo dài có thể dẫn đến mất cảm giác. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nếu cảm giác tê bì chỉ là tạm thời và do thói quen không tốt, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Tránh giữ tư thế cố định lâu: Không nằm nghiêng một bên quá lâu hoặc gối đầu lên tay. Nằm gối cao cũng có thể cản trở lưu thông máu.
- Thay đổi tư thế ngủ: Thường xuyên đổi tư thế khi ngủ và chọn gối có độ cao phù hợp. Tránh việc sử dụng tay làm gối hoặc để tay trên trán.
- Sử dụng gối kê: Kê tay và cánh tay khi nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để hỗ trợ tốt hơn.
- Tránh tư thế nằm sấp: Tư thế này dễ tạo áp lực lên cánh tay và khuỷu tay, gây ra tê bì và đau nhức.
- Massage sau thời gian làm việc: Xoa bóp nhẹ nhàng tay và chân để cải thiện lưu thông máu.
- Ngâm tay chân trong nước ấm: Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm tê bì sau khi ngủ dậy.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm có hại như đồ chiên, cay, nhiều đường.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện tình trạng tê bì. Lưu ý không vận động quá sức và tránh các hoạt động thể thao nguy hiểm có thể gây chấn thương.
- Uống đủ nước: Giúp cải thiện lưu thông và tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy.
Kết luận
Ngủ dậy bị tê tay chân là tình trạng thường gặp, tuy nhiên nếu nó xảy ra liên tục và kèm theo triệu chứng bất thường thì bạn nên tham khắm bác sĩ. Ngoài ra, cũng nên kết hợp với các sản phẩm chăn ga, nệm cao su, nệm bông ép, nệm foam, nệm lò xo êm ái để có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Hãy lựa chọn cửa hàng Thegioinem.com để mua sắm với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/vi-sao-sau-khi-ngu-day-ban-bi-te-tay-chan-vi
------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Website: https://thegioinem.com/
- Hotline: 0707 325 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Facebook: https://www.facebook.com/thegioinemcom/
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)