Nội dung
Đổ mồ hôi đêm là gì?Đối tượng và triệu chứng của đổ mồ hôi đêm Nguyên nhân của đổ mồ hôi đêmNhững phương pháp điều trị đổ mồ hôi đêm hiệu quảNhững thói quen sinh hoạt giúp hạn chế đổ mồ hôi đêmHiện tượng đổ mồ hôi xảy ra không chỉ là sau khi vận động mạnh mà trong lúc ngủ, bạn cũng sẽ bị toát mồ hôi. Đổ mồ hôi trong đêm là một tình huống dễ gặp, nó không nghiêm trọng nhưng có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý khác. Vậy đổ mồ hôi đêm có nguy hại đến sức khoẻ không? hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu nhé!
Đổ mồ hôi đêm là gì?
Đổ mồ hôi đêm còn được gọi là hội chứng hyperhidrosis khi ngủ, khiến cho quần áo ngủ, chăn, gối, ga trải giường bị ướt nhưng nguyên nhân không liên quan đến vấn đề phòng ngủ quá nóng. Vùng dưới đồi của não đảm nhận việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, khi nhiệt độ cơ thể cao nó sẽ tự động kích hoạt cơ chế đổ mồ hôi. Đây là cách để làm mát cơ thể một cách tự nhiên nhất.
Trong điều kiện nhiệt độ quá nóng vùng dưới đồi kích thích và tiến hành bài tiết mồ hôi nhằm hạ nhiệt độ cơ thể, trước khi nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của các cơ quan khác.
Khi mồ hôi được tiết ra giúp giải phóng một lượng nhiệt lớn để làm mát cho cơ thể. Nhiệt độ thời tiết không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm. Một số yếu tố khác bao gồm những vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến đổ mồ hôi đêm và khiến một người tiết nhiều mồ hôi hơn vào ban đêm.
Đối tượng và triệu chứng của đổ mồ hôi đêm
Đổi mồ hôi ở trẻ nhỏ: Dù trời nóng hay lạnh mặc nhiều quần áo hay ít thì trẻ vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi và viêm phế quản.
Đổ mồ hôi ở nam giới: Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi đêm ở nam giới chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều ý kiến cho rằng do: nồng độ testosterone thấp là nguyên nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới, ung thư hạch bạch huyết, nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân nguy hiểm của đổ mồ hôi đêm ở nam giới.
Các triệu chứng có thể đi kèm cùng đổ mồ hôi đêm bao gồm: sốt run và ớn lạnh, sụt cân, ho, tiêu chảy, một số tình trạng nhiễm trùng và ung thư.
Nguyên nhân của đổ mồ hôi đêm
Việc bạn đổ mồ hôi khi ngủ trong những ngày hè có thời tiết nóng nực là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu vào những ngày thời tiết dễ chịu hoặc những ngày mùa đông mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi khi ngủ nhiều, thì điều này thật sự cần phải chú ý. Sau đây là 7 nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm:
- Uống rượu bia trước khi ngủ: Rượu làm giãn đường hô hấp và có thể khiến bạn khó thở hơn khi ngủ. Ngoài ra rượu bia dẫn đến tăng nhịp tim cả hai yếu tố này đều là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Căng thẳng khi ngủ: Nếu đang cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng có thể bạn đã trải qua nỗi sợ hãi khi cố gắng đi vào giấc ngủ, thì lúc đó tâm trí của bạn đang hoạt động quá mức điều này làm tăng hoạt động của não và cơ thể bạn dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Quần áo ngủ và môi trường ngủ: Một số lý do phổ biến nhất gây đổ mồ hôi ban đêm như bộ chăn trải giường, quần áo hoặc thậm chí là một tấm nệm với chất liệu khó thoát khí thô ráp và môi trường ngủ quá ấm cũng có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm.
- Các loại thuốc đang dùng: Có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các phần não kiểm soát nhiệt độ hoặc tuyến mồ hôi của cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là những loại thuốc này cũng có thể gây tình trạng đổ mồ hôi đêm. Bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc kháng retrovirus
- Thuốc điều trị hormone
- Thuốc tăng huyết áp
- Thuốc hạ đường huyết
- Nhiễm trùng: Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm như bệnh lao, lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc có thể gây ra đổ mồ hôi đêm. Bệnh HIV cũng làm cho người bệnh đổ mồ hôi đêm. Trong đó nhiều loại bệnh ngoài dấu hiệu đổ mồ hôi đêm còn có dấu hiệu khác như sốt về chiều, kém ăn, sút cân như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn.
- Ung thư: Đổ mồ hôi ban đêm là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch. Khoảng một 25% số người mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin bị sốt và đổ mồ hôi đêm. Họ cũng cảm thấy mệt mỏi ngứa ngáy và đau ở khu vực khối u phát triển. Những người bị ung thư mà không được phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời có các triệu chứng như sốt và giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Mặc dù không phải là nguyên nhân hàng đầu tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh bao gồm chứng khó đọc, đột quỵ và bệnh lý thần kinh tự trị có thể khiến tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động và gây ra chứng đổ mồ hôi đêm.
Những phương pháp điều trị đổ mồ hôi đêm hiệu quả
- Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi ban đêm bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để giúp điều trị nhiễm trùng.
- Nếu đổ mồ hôi là do ung thư bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị và phẫu thuật.
- Nếu đổ mồ hôi ban đêm có liên quan đến các loại thuốc bạn đang dùng thì có thể nhờ bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đề nghị một loại thuốc thay thế.
- Nếu việc uống rượu bia hoặc uống cafe là nguyên nhân dẫn đến chứng đổ mồ hôi ban đêm, thì bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng những chất này.
- Nếu đổ mồ hôi đêm do quần áo ngủ và môi trường ngủ: Giữ cho phòng ngủ của bạn luôn mát mẻ bằng cách hạ nhiệt độ điều hòa hoặc sử dụng quạt. Đối với nệm nên chọn loại nệm cao su với thiết kế bề mặt lỗ có những ưu điểm giúp cơ thể thoải mái và thoáng mát hơn khi ngủ. Đặc biệt nâng đỡ cơ thể hoàn hảo và sẽ mang đến cho bạn giấc ngủ thoáng mát và dễ chịu tuyệt đối.
Mua nệm cao su Liên Á chính hãng tại đây
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế đổ mồ hôi đêm
Sau đây là một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn giúp hạn chế đổ mồ hôi đêm, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể và chất lượng giấc ngủ của mình:
- Hạn chế uống rượu và cafein tránh thuốc lá và ma túy
- Giữ phòng ngủ của bạn thông thoáng và mát mẻ vào ban đêm
- Không tập thể dục, ăn đồ cay hoặc uống nước ấm trước khi ngủ
- Tuân theo chế độ ăn ít chất béo, ít đường
- Tập bài tập thở thư giãn trước khi ngủ và sau khi thức dậy, duy trì cân nặng hợp lý
- Sử dụng chất chống mồ hôi trên một số khu vực ẩm ướt, chẳng hạn như nách, bàn tay và bàn chân, chân tóc, lưng, ngực
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc bệnh nghiêm trọng
Đa số dấu hiệu đổ mồ hôi đêm là tình trạng sinh lý bình thường. Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm và kèm theo giảm cân do các bệnh lý khác bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)