Nội dung
Ăn dặm thế nào là chuẩn khoa họcCho bé ăn dặm từ ít đến nhiềuCho bé ăn dặm từ lỏng đến đặcCho bé ăn từ nhạt đến mặnNhững lưu ý khi cho trẻ ăn dặm khoa họcChế biến đồ ăn dặm cho bé phải hợp vệ sinhCho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡngCho con ăn đúng tư thếCho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày là khoa học?Kết luậnĂn dặm là cách bổ sung dinh dưỡng cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó không tưởng. Hầu hết thực đơn ăn dặm của các bà mẹ Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp năng lượng tối thiểu cần cho sự phát triển của trẻ mà không được thông qua các ý kiến hoặc gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng. Điều này giải thích tại sao trẻ nhỏ ở Việt Nam chậm phát triển hơn so với các nước Châu Âu. Thay vì tìm kiếm những kiến thức không chính thống, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Thế Giới Nệm và học ngay cách cho bé ăn dặm khoa học.
Ăn dặm thế nào là chuẩn khoa học
Để đảm bảo cho bé ăn dặm khoa học, ngon miệng, hấp thu tốt, phát triển toàn diện, mẹ hãy học qua những phương pháp dưới đây nhé
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. Việc quan trọng lúc này chính là để hệ tiêu hóa của bé quen với đồ ăn khác ngoài sữa mẹ, kích thích vị giác, đồng thời, vẫn phải duy trì nuôi bé với sữa mẹ để đảm bảo bé không bị đói, hay suy dinh dưỡng.
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Cho bé ăn từ nhạt đến mặn
Khi mới tập cho bé ăn dặm khoa học, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm ít vị như cháo, củ. Tiếp theo đó là những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối,... Sau khi đã quen với thức ăn ngoài, mẹ mới cho con nếm thử thịt, cá và các loại hải sản khác. Ngoài ra, mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm khoa học
Chế biến đồ ăn dặm cho bé phải hợp vệ sinh
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng
Thời gian đầu cho bé ăn dặm khoa học chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm:
-
Các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé ăn dặm 4 tháng gồm:
-
Tinh bột: bột gạo, ngũ cốc, cháo,…
-
Chất đạm: Cá, thịt, đậu, trứng, tôm, cua,…
-
Vitamin, chất khoáng, chất xơ: các loại rau, củ, quả như bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, cà rốt, rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ, trái cây,…
-
Chất béo: Các loại dầu động vật (dầu cá hồi), dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu).
Cho con ăn đúng tư thế
Trong giai đoạn đầu cho bé ăn dặm khoa học, mẹ có thể ôm con vào lòng, đút con ăn những muỗng thức ăn dặm đầu tiên, kết hợp vỗ về, khen ngợi con. Khi con đã quen dần thì mẹ để con ngồi một mình trên ghế ăn dặm, đem thức ăn đến và khuyến khích con tự ăn. Việc ngồi ở tư thế thẳng, đầu ngẩng vừa phải sẽ giúp thức ăn vào dạ dày dễ dàng hơn, hạn chế nôn trớ, mắc nghẹn.
Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày là khoa học?
Khi cho cho bé ăn dặm khoa học, số lượng bữa ăn mỗi ngày của từng tháng tuổi cũng được các mẹ quan tâm. Mẹ có thể tham khảo cụ thể hơn dưới đây:
- Trẻ 5 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa của bé vô cùng yếu, vì vậy nên bắt đầu cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày. Đừng vội cho bé ăn thực phẩm thô mà hãy pha thêm nước cơm, nước rau vào sữa bột của bé để hệ tiêu hóa của bé có thời gian quen với thực phẩm từ bên ngoài.
- Trẻ 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, cơ hàm của bé đã đủ phát triển, mẹ có thể cho bé ăn dặm từ 1 đến 2 bữa một ngày. Lúc này bé có thể ăn cháo loãng hoặc đồ ăn đã được xay mịn. Có thể bổ sung cho bé nước trái cây để tăng hàm lượng vitamin trong cơ thể.
- Bé 7 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa đã phát triển, mẹ có thể bổ sung chất béo, chất đạm, tinh bột và trái cây vào thực đơn ăn uống của bé. Khi trẻ 7 tháng tuổi đã có răng mẹ có thể cho bé tập nhai đồ ăn luộc chín như cà rốt, bí đỏ, rau,..
Kết luận
Thời kỳ ăn dặm là thời kỳ cha mẹ cần hết sức chú ý, quan tâm đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. Để cho con yêu một chế độ ăn khỏe mạnh thì việc trang bị kiến thức về chế độ ăn dặm khoa học của bé hết sức quan trọng.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu phát triển, bố mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của con. Hãy tạo cho bé những giấc ngủ đầu đời chất lượng nhất bằng cách sử dụng những chiếc nệm cao su non, nệm lò xo, nệm bông ép, nệm giá rẻ của những cửa hàng bán nệm uy tín và chất lượng.
Bài viết liên quan:
- Mua nệm cho em bé như thế nào để có giấc ngủ ngon và sâu?
- Vệ sinh nệm đúng cách sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn
- Các cách khắc phục chứng mất ngủ giúp sức khỏe bạn tốt hơn
- Cách chọn nệm phù hợp cho sức khỏe và kinh tế
- Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào?
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)