Nội dung
Tác hại của mất ngủ ở giới trẻNguyên nhân gây mất ngủ ở giới trẻÁp lực học tập và công việcQuá lạm dụng thiết bị công nghệKhông gian phòng ngủThói quen ăn đêmNgủ quá nhiều vào ban ngàyHậu quả của chứng mất ngủ ở giới trẻTăng nguy cơ béo phì và tiểu đườngTrầm cảmMất tập trungTăng huyết ápCác phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở giới trẻPhần lớn người lớn tuổi thường dễ mắc phải tình trạng mất ngủ. Nhưng với sự phát triển của xã hội, người trẻ tuổi bị mất ngủ cũng phổ biến hơn. Vì sao lại xuất hiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ? Cùng Thế Giới Nệm điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ và cách khắc phục nhé!
Tác hại của mất ngủ ở giới trẻ
Tất cả những triệu chứng mất ngủ điều dẫn đến hậu quả là những cơn buồn ngủ đeo bám vào ban ngày. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc như:
- Làm giảm sự chú ý và khả năng tập trung. Từ đó giảm hiệu suất học tập và làm việc.
- Mất ngủ khiến bạn nhanh lão hóa.
- Làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị virus tấn công.
- Có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm và dễ cáu kỉnh.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở giới trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giới trẻ mất ngủ. Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến khiến giới trẻ mất ngủ.
Áp lực học tập và công việc
Cuộc sống càng hiện đại khiến cho các bạn trẻ bắt buộc phải điên cuồng học tập và làm việc. Áp lực từ bài thi, deadline,... làm cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái đang bị kích thích. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Phấn đấu vì sự nghiệp khiến giới trẻ lúc nào cũng ở trạng thái căng thẳng. Hệ thần kinh luôn bị áp lực và stress dồn nén, đây là nguyên nhân dẫn đến giới trẻ mất ngủ.
Quá lạm dụng thiết bị công nghệ
Một nguyên nhân nữa chính là việc người trẻ quá lạm dụng việc dùng các thiết bị di động lên các trang mạng xã hội, đây là hệ quả của xã hội hiện đại. Giới trẻ thường thức khuya để sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Sóng điện thoại và ánh sáng xanh có trong điện thoại, rất nguy hiểm đối với hệ thần kinh và gây ra các bệnh về mắt, khiến giới trẻ mất ngủ.
Không gian phòng ngủ
Môi trường bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn có thể khiến bạn mất ngủ. Giới trẻ có thói quen dùng điện thoại hay bật đèn sáng sẽ ảnh hưởng đến não bộ bị kích thích sẽ khiến bạn trằn trọc khó đi vào giấc ngủ. Phòng quá ngột ngạt cúng sẽ khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra, khi quen nằm nệm lò xo mà lại phải ngủ trên dòng nệm mềm là cao su cũng khiến bạn dễ bị mất ngủ.
Thói quen ăn đêm
Thói quen ăn quá no, thường ăn khuya hoặc hay dùng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn gây chướng bụng khó ngủ.
Nếu bạn thường xuyên ăn đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Nó sẽ khiến bạn mất ngủ giữa chừng, điều này không tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như giảm trí nhớ, trầm cảm, mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.
Ngủ quá nhiều vào ban ngày
Việc thức khuya sẽ khiến nhiều bạn trẻ trở thành “cú đêm” vì thế cần phần lớn thời gian ngủ vào ban ngày. Điều này sẽ khiến đồng hồ sinh học bị thay đổi nghiêm trọng, chuyển từ trạng thái ngủ ngày thức đêm.
Ngoài ra, giới trẻ cũng có thể mắc các bệnh nếu tình trạng mất ngủ kéo dài như: thần kinh, cơ thể suy nhược, dị ứng, xương khớp, tuyến giáp,...
Hậu quả của chứng mất ngủ ở giới trẻ
Việc ngủ đủ giấc giúp chúng ta nhanh chóng hồi phục thể trạng sau một ngày dài học tập và làm việc chăm chỉ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Chứng mất ngủ ở giới trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chứng mất ngủ có dẫn đến các hậu quả như:
Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường
Những người bị thiếu ngủ, mất ngủ trong thời gian dài thường lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, kém chất lượng và tiêu thụ chúng nhanh chóng. Đây chính là 1 trong những lý do họ dễ bị thừa cân, béo phì, thậm chí tiểu đường.
Trầm cảm
Trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ, nguyên nhân chính là do rối loạn giấc ngủ. Sau 1 đêm thiếu ngủ chúng ta trở nên cáu gắt, khó chịu vào ngày hôm sau. Thiếu ngủ mãn tính có nguy cao dẫn đến bệnh trầm cảm.
Mất tập trung
Nếu giấc ngủ bị trì hoãn hay gián đoạn khoảng thời gian nghỉ ngơi toàn diện của não bộ sẽ rút ngắn. Các hoạt động trí não cũng trở nên chậm chạp hơn. Hậu quả là bệnh nhân suy nghĩ, ghi nhớ và tập trung kém đi. Tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng công việc và thành tích học tập của người bệnh.
Tăng huyết áp
Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng lên và gây áp lực cho tim. Những người nhịp tim thường duy trì ở mức cao, đây không phải là một dấu hiệu tốt mà có thể là triệu chứng của căng thẳng tăng cao.
Các phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở giới trẻ
Để khắc phục chứng thiếu ngủ ở giới trẻ hoàn toàn có thể thực hiện được bằng việc điều chỉnh lại lối sống lành mạnh:
- Không ngủ vào ban ngày quá 1 tiếng và hạn chế ngủ lúc 3h chiều.
- Duy trì thời gian ngủ và thời gian ngủ cố định.
- Phòng ngủ yên tĩnh, nệm ngủ êm ái hơn, môi trường ngủ tốt hơn.
- Tránh ăn uống khi gần giờ ngủ.
- Tránh sử dụng các điện thoại trước giờ đi ngủ ít nhất 30 phút.
- Sử dụng phòng ngủ, nệm ngủ chỉ để ngủ. Nếu có việc bận tâm thì nên thả lỏng cơ thể và tránh mang suy nghĩ lên giường ngủ.
- Thư giãn ít nhất 30 phút trước giờ ngủ bằng việc tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và dễ ngủ.
- Kiểm tra kỹ các thuốc đang sử dụng hoặc phương pháp điều trị xem chúng có ảnh hưởng đến giấc ngủ không.
Mất ngủ ở người trẻ hiện nay khá phổ biến. Vì thế hãy tìm hiểu trước các nguyên nhân, tác hại, cũng như cách để khắc phục trình trạng này sớm nhất. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho ngày mới tuyệt vời hơn.
Bài viết liên quan:
Hiểu đúng về hội chứng ngủ li bì
TOP 8 nệm cao su thiên nhiên chất lượng, bảo vệ cột sống lưng tối ưu
Giấc ngủ sâu là gì? Làm sao để có được giấc ngủ sâu?
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)