Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm bán sỉ và lẻ chăn ga gối nệm uy tín

Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ

Cập nhật 21:17 14/03/2022
Chia sẻ:
Nội dungMộng du là gì?Nguyên nhân mộng du?Dấu hiệu nhận biết bạn đang mộng duCách điều trị chứng mộng du khi ngủCác lựa chọn điều trị mộng du khác 

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ khá nổi bật. Hiện tượng này có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi và nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu kỹ hơn về mộng du là gì? cách điều trị chứng mộng du khi ngủ nhé! 

Mộng du là gì?

Mộng du được biết đến như dạng rối loạn giấc ngủ. Khi bị mộng du, người bệnh sẽ đứng dậy đi lại xung quanh phòng trong khi họ đang ngủ. Mộng du thường xảy ra khi một người ở giữa trạng thái ngủ say và trạng thái chuẩn bị thức giấc. Cơn mộng du thường xuất hiện thường kéo dài trong khoảng 30 phút. 

Người bị mộng du sẽ có nét mặt tái nhợt và đôi mắt mở vô hồn, điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng. Những người bị mộng du rất khó đánh thức, và khi thức giấc họ có thể không nhớ lại những điều mà mình làm những gì vào đêm hôm trước.
 

Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Mộng du được biết đến như dạng rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân mộng du?

Nguyên nhân của mộng du hiện nay chưa được tìm hiểu rõ. Nhưng hiếm khi mộng du lại biểu hiện như một vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý tiềm tàng. Điều trị mộng chỉ tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ để xác định và kiểm soát các nguyên nhân có thể gây ra mộng du.
 

Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Người ta có tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ có nguy cơ mộng du

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mộng du như:

  • Bị mất ngủ kéo dài
  • Dễ bị stress và mệt mỏi
  • Thường xuyên âu lo và có tiểu sử bệnh trầm cảm
  • Sử dụng một số loại thuốc và chất khích như: thuốc ngủ, rượu bia thuốc lá 

Ngoài ra một số tình trạng sức khỏe ảnh có ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng có thể gây dẫn đến tình trạng này như:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Chứng ngủ gà (chứng ngủ ác mộng)
  • Hội chứng chân không yên
  • Chứng đau nửa đầu
  • Các tình trạng sức khỏe như chấn thương đầu hoặc đột quỵ 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mộng du:

  • Gene: Có thể do di truyền. Nếu một trong bố và mẹ bạn từng bị mộng du khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành. Khả năng cao bạn có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba nguy cơ mộng du.
  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ và mộng du khi còn nhỏ thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.
Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Người mộng du không tự chủ về hành vi
 

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mộng du

Tình trạng mộng du thường xảy ra vào lúc giữa đêm. Từ 1-2 tiếng sau khi ngủ và ít xảy ra khi bạn ngủ vào buổi trưa. Giai đoạn mộng du có thể kéo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp.

Dấu hiệu mộng du bao gồm:

  • Ra khỏi giường ngủ và đi lại xung quanh
  • Ngồi trên giường
  • Khuôn mặt lờ đờ mắt vô hồn
  • Thực hiện các hoạt động quen thuộc hàng ngày khi đang ngủ
  • Không phản ứng hoặc nói chuyện với người xung quanh
  • Khó bị đánh thức khi bị mộng du
  • Không nhớ gì về việc mình bị mộng du vào đêm qua

Bên cạnh đó còn có những trường hợp mộng du nguy hiểm như:

  • Rời khỏi nhà
  • Lái xe trên đường
  • Có những hành vi kỳ lại như tiểu tiện vào tủ áo
  • Dễ bị thương như té cầu thang 
  • Trở nên bạo lực khi thức dậy hoặc trong khi mộng du 
Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Tuổi hay gặp mộng du nhất là từ 3-7 tuổi.

Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ

Bệnh mộng du thường xuất hiện không thường xuyên. Không cần phải điều điều trị bằng thuốc nhưng phải đảm bảo rằng là những hiện tượng mộng du an toàn và có thể tự biến mất.

Đối với người lớn: 

  • Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên.
  • Để an toàn cho người bệnh nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ sắc nhọn có thể gây hại cho người bệnh. Cửa phòng và cửa sổ phải được cài then. Cần nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.
  • Khi bắt gặp người bị mộng du cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm cho họ dễ bị kích động. 

Đối với trẻ em:

  • Khi trẻ bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại giường ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đang đi tìm chỗ vệ sinh và sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường ngủ.
  • Cần bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn nhất là nếu trẻ có thể đi ra ngoài lúc đang mộng du. Vì thế cần khóa cửa không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.
  • Nếu trẻ thường bị mộng du ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Trẻ bị mộng du cần luôn có người thân bên cạnh

Các lựa chọn điều trị mộng du khác 

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau mộng du là 1 trong những rối loạn giấc ngủ. Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác:

Các lựa chọn điều trị mộng du khác như:

  • Cải thiện giấc ngủ sâu cho bệnh nhân: Giường ngủ thoáng mát, sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp người chứng mộng du sẽ thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Nệm cao su thiên nhiên được thiết kế dạng lỗ thông hơi ở cả 2. Giúp cho người nằm luôn thông thoáng ở mọi góc độ, mang lại cho người nằm cảm giác êm ái dễ đi vào giấc ngủ sâu và hạn chế được các nguyên nhân gây mộng du.
Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ
Cải thiện giấc ngủ sâu cho bệnh nhân bị mộng du
  • Chọn đúng loại nệm: Bạn nên chọn mua cho mình loại nệm phù hợp để thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Với nệm lò xo  có hệ thống lò xo túi độc lập nâng đỡ tối ưu 5 vùng cơ thể: đầu, vai, lưng, hông, chân. Từ đó giúp người nằm giải tỏa áp lực tác động lên cơ thể và định hướng tư thế ngủ tốt nhất, ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh về xương khớp.
  • Đánh thức dự đoán. Ưu tiên để điều trị lâu dài cho những người bị mộng du. Đánh thức dự đoán bao gồm đánh thức trẻ hoặc người khoảng 10-15 phút trước thời điểm thông thường của cơn mộng du và sau đó hãy giữ cho họ tỉnh táo trong suốt thời gian mà cơn mộng du thường xảy ra.

Mộng du là gì? Cách điều trị chứng mộng du khi ngủ kể trên là những thông tin mà bạn nên tham khảo nếu trong gia đình có người mắc chứng bệnh này. Điều trị mộng du cần quá trình theo dõi và phương pháp phù hợp. Nếu bị mộng du nặng tốt nhất nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

Khó ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị chứng khó ngủ

Điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ

Tác hại của việc thiếu ngủ

NÓNG: 7 chiếc nệm lò xo Vạn Thành khuyến mãi lớn tại Thegioinem.com

TOP 8 nệm cao su thiên nhiên chất lượng, bảo vệ cột sống lưng tối ưu

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 21:17 14/03/2022
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ