Nội dung
Rối loạn giấc ngủ là gì?Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặpMất ngủRối loạn tỉnh táo và ngủ nhiềuRối loạn sinh học ngày đêmHiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủCác rối loạn khi thức giấcRối loạn khi chuyển từ thức sang ngủCác rối loạn trong giấc ngủ nghịch thườngNguyên nhân và cách điều trị rối loạn giấc ngủNguyên nhânDị ứng và hô hấpTiểu đêmĐau mãn tính Một số nguyên nhân khácCách điều trịThư giãn tâm lýVệ sinh giấc ngủDùng thuốc điều trịKẾT LUẬNMột người trung bình sẽ bỏ ra ⅓ cuộc đời để ngủ và một giấc ngủ ngon sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay, có một chứng bệnh khá phổ biến có liên quan tới giấc ngủ là rối loạn giấc ngủ. Chứng bệnh này gặp trong mất ngủ tiên phát hoặc là triệu chứng của các bệnh tâm thần khác như trầm cảm, lo âu lan tỏa,... Vậy cụ thể rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn giấc ngủ thế nào?
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là một chứng bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ là 3 hình thức của chứng bệnh liên quan tới giấc ngủ này. Trước áp lực của cuộc sống hiện tại, chứng mất ngủ đang dần phổ biến và trở thành một căn bệnh dễ gặp phải. Hiện nay số lượng người tới thăm khám vì tình trạng mất ngủ đang ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 18 - 30 tuổi.
Phương pháp điều trị rối loạn vận động tay chân khi ngủ
Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp
Các loại rối loạn giấc ngủ được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và khả năng tác động đến tâm lý của người bệnh. Cụ thể là:
Mất ngủ
Mất ngủ là dạng thường gặp nhất của chứng rối loạn về giấc ngủ. Những người bệnh sẽ có giấc ngủ kém về thời gian như thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Bên cạnh đó là chất lượng như khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, ngủ không sâu, gặp ác mộng,... Khi bị mất ngủ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung và gây nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Có 3 dạng mất ngủ thường gặp là mất ngủ tạm thời - mất ngủ trong vài đêm hoặc 1 tuần; mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần - mất ngủ do bệnh tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài và mất ngủ mãn tính tiên phát - không tìm được nguyên nhân, có 2 loại là mất ngủ vô căn tiến triển từ thủa ấu thơ và mất ngủ tâm sinh lý.
Mất ngủ tạm thời nguyên nhân do đâu?
Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều
Với những biểu hiện thường thấy như ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày, rối loạn tỉnh táo thường khó nhận biết và ít được quan tâm. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều thường rất khó khăn. Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều sẽ bao gồm hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ, ngủ nhiều do thiếu ngủ, ngủ nhiều do thuốc, chứng ngủ rũ, hội chứng tay chân không yên.
Rối loạn sinh học ngày đêm
Rối loạn sinh học ngày đêm thường có hội chứng pha sớm đặc trưng bởi giai đoạn ru giấc ngủ và thức dậy sớm, phổ biến ở người lớn tuổi. Hội chứng nhịp ngày đêm dài xảy ra với biểu hiện đặc trưng là đi ngủ trễ và khó thức dậy vào buổi sáng. Hội chứng pha trễ sẽ khiến người bệnh khó ngủ vào đêm nên khi dậy sớm sẽ buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật và cảm thấy uể oải.
Hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ
Các rối loạn khi thức giấc
- Trạng thái say: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, tỉnh giấc trong trạng thái u ám, đôi khi bị rối loạn định hướng về không gian và thời gian.
- Miên hành (mộng du) : Xảy ra ở trẻ em.
- Hoảng loạn ban đêm: Xuất hiện đầu đêm với những biểu hiện như hú hét, ú ơ, rối loạn thần kinh thực vật, tim đập nhanh,... tỉnh dậy quên không nhớ gì.
Rối loạn khi chuyển từ thức sang ngủ
- Giật mình: Đây là hiện tượng xuất hiện trong giai đoạn ru giấc ngủ, nhiều khi gây khó chịu và có những cơn co cơ bất ngờ.
- Nói trong lúc ngủ: Nói hoặc đôi khi là những câu đối thoại,
- Co cứng chi dưới khi ngủ: Hiện tượng co cứng cơ ở bắp chân, bàn chân, gây đau đớn thường xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc lớn tuổi.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi | Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Các rối loạn trong giấc ngủ nghịch thường
- Ác mộng: Gặp những giấc mơ hãi hùng làm tỉnh giấc, vẫn nhớ những cảnh trong mơ nhưng không hoảng loạn, thường khó ngủ lại.
- Liệt khi ngủ: Hiện tượng mất trương lực cơ trong vài giây khiến người bệnh không thể cử động, thường xuất hiện vào lúc thức giấc ban đêm.
- Rối loạn cương cứng trong khi ngủ: Khiến cơ thể xuất hiện cảm giác đau đớn kèm theo sự cương cứng dương vật lúc thức dậy.
- Rối loạn hành vi trong giấc ngủ nghịch thường: xuất hiện vì sự thiếu giai đoạn mất trương lực cơ sinh lý trong giai đoạn giấc ngủ nghịch thường, người bệnh sống và hành động cùng với giấc mơ.
Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn giấc ngủ
Nguyên nhân
Tùy thuộc vào từng dạng rối loạn giấc ngủ cụ thể mà sẽ có các nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có 3 nguyên nhân nổi bật nhất:
Dị ứng và hô hấp
Các vấn đề liên quan tới đường hô hấp như dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng có thể sẽ gây hiện tượng khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khó ngủ.
Tiểu đêm
Tiểu đêm thường làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố cùng các bệnh về đường tiết niệu khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Đau mãn tính
Những cơn đau mãn tính thường khiến bạn khó ngủ, thậm chí là tỉnh giấc giữa chừng vì quá đau đớn. Cơn đau thường xuất phát từ các bệnh như viêm khớp, đau cơ xơ hóa, bệnh viêm ruột, nhức đầu dai dẳng, đau lưng dưới mãn tính, hội chứng mệt mỏi mãn tính. Những cơn đau khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ và khi đó chứng đau cơ xơ hóa cũng phát triển phức tạp, khó kiểm soát hơn.
Một số nguyên nhân khác
- Stress trong công việc và cuộc sống khiến bạn lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về các vấn đề tiền bạc, tình cảm, gia đình. Những người trẻ thường là đối tượng gặp phải tình trạng này.
- Sử dụng chất kích thích như trà, cà phê trước khi đi ngủ. Các chất kích thích này thường làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
- Môi trường ngủ không thoải mái, quá ồn ào cũng là yếu tố khiến cho tình trạng rối loạn giấc ngủ diễn ra thường xuyên.
- Làm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tắm đêm, tập thể dục muộn,... là một số yếu tố khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid,... lâu ngày cũng dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
Cách điều trị
Để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ có thể lựa chọn 3 phương pháp là thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ và sử dụng thuốc.
Thư giãn tâm lý
Đối với những người có sức khỏe tốt, đôi khi ngủ không đủ 8 giờ mỗi đêm cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều. Vì thế, khi nhận thấy mình có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ cũng không nên lo lắng quá.
Hãy tạm gác lại những vấn đề chưa giải quyết xong trong ngày, không nên vừa nằm vừa nghĩ tới cách để giải quyết vấn đề, như thế sẽ không tốt cho giấc ngủ. tốt nhất không nên mang quá nhiều suy nghĩ khi lên giường để có được giấc ngủ thoải mái hơn.
Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là một cách để tìm thấy sự thoải mái và có được giấc ngủ ngon hơn. Có một số cách để chăm sóc giấc ngủ của bạn và gia đình như sau.
- Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Nếu có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường bằng với thời gian ngủ bình thường trước khi mất ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà,... vào buổi chiều.
- Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày.
- Tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng.
- Trước khi ngủ nên hạn chế nghe nhạc quá to, đọc sách có nội dung hấp dẫn, xem phim,...
- Tắm bằng nước ấm khoảng 20 phút trước khi ngủ sẽ giúp bạn thoải mái và đi vào giấc ngủ dễ hơn.
- Tập bài tập nhẹ nhàng có tính thư giãn trước khi ngủ.
- Thiết kế phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng và quá lạnh.
- Sử dụng chăn ga gối nệm phù hợp với cơ thể giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, mang đến giấc ngủ êm ái hơn. Các dòng nệm cao su Liên Á, nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Kim Cương được bán tại cửa hàng bán nệm cao su chính hãng là gợi ý dành cho bạn.
Dùng thuốc điều trị
Trường hợp bị rối loạn giấc ngủ nặng có thể sử dụng các loại thuốc điều trị như Benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate,... theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có các hội chứng như lo âu, trầm cảm đi kèm thì phối hợp thêm với thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ. Tốt nhất nên tới phòng khám và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê.
KẾT LUẬN
Rối loạn giấc ngủ là chứng dễ gặp ở nhiều người nhưng cũng dễ khắc phục vì thế không cần quá lo lắng. Hy vọng với những chia sẻ của Thegioinem.com kể trên sẽ giúp bạn nhận biết được chứng bệnh, từ đó tìm cách điều trị phù hợp để có được một giấc ngủ ngon.
Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP.HCM
Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Cập nhật 18:19 07/05/2022