Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm bán sỉ và lẻ chăn ga gối nệm uy tín

Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com

Cập nhật 23:18 16/03/2022
Chia sẻ:
Nội dungTổng quan hội chứng ngủ rũNguyên nhân chứng ngủ rũTriệu chứng và biểu hiện của chứng ngủ rũHay buồn ngủ không kiểm soát vào ban ngàyCơ bắp yếu đi, cảm xúc mãnh liệtKhông thể ngủ vào ban đêmKhó kiểm soát cơ thểDễ có ảo giácPhòng ngừa chứng ngủ rũKết luận

     
Người ta cứ nói "ăn được ngủ được là tiên", điều này không sai nhưng cũng không có nghĩa là ngủ càng nhiều càng tốt. Nhiều người nghĩ rằng là do mình mệt mỏi sau thời gian làm việc kéo dài nên mới dễ ngủ mọi lúc mọi nơi. Nhưng thực tế, ngủ nhiều quá mức có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe.

Bạn có thể ngủ vào giữa ban ngày đặc biệt là ngủ bất chợt không cưỡng lại được? Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng ngủ rũ. Chứng bệnh này lại thường không dễ phát hiện, nó ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày và sức khỏe. Thế nên, hãy cùng Nệm Trả Góp - Thế Giới Nệm tìm hiểu qua căn bệnh tiềm ẩn này nhé!
 

Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 01
Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ


Cách ngủ bù khi bạn bị mất ngủ

Tổng quan hội chứng ngủ rũ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hội chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính. Đó là một hội chứng rất khó phát hiện và có thể mất tới 10 năm để có thể chẩn đoán được. Người ta ước tính rằng khoảng 50% những người mắc phải hội chứng này không hề nhận ra mình bị bệnh.

Những người mắc hội chứng ngủ rũ đều không thể quản lý giấc ngủ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự tỉnh táo của bản thân trong một thời gian dài. 

Người ta chia làm 2 loại chứng ngủ rũ:

  • Loại 1: Chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời.
  • Loại 2: Chứng ngủ rũ không có sự tê liệt nhất thời.

Ngủ rũ là một tình trạng mãn tính và chưa có cách chữa trị. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể làm giảm bớt các triệu chứng.
 

Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 02
Tổng quan về hội chứng ngủ rũ


Mẹo chữa chảy nước miếng khi ngủ

Nguyên nhân chứng ngủ rũ

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ngủ rũ chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên di truyền học có thể đóng một vai trò nào đó. Các yếu tố khác làm góp phần phát triển tình trạng ngủ rũ chẳng hạn như: stress, nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với chất độc,…

  • Một số bác sĩ cho rằng, ngủ rũ thường được gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Trong hầu hết các trường hợp, những người bị chứng ngủ rũ có mức hypocretin thấp, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo.
  • Chứng ngủ rũ xuất hiện ở các bệnh nhân bị chấn thương não, khiến não bộ không thể điều chỉnh giấc ngủ (REM sleep).
  • Các nguyên nhân khác có thể gây ngủ rũ bao gồm nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố (như tuổi dậy thì hoặc mãn kinh), thay đổi lịch trình ngủ.
Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 03
Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ rũ
 

Cách điều trị bệnh mộng du

Triệu chứng và biểu hiện của chứng ngủ rũ

Người mắc chứng ngủ rũ có thể rơi vào giấc ngủ ngay cả khi họ đang thực hiện những công việc quen thuộc, các triệu chứng rõ ràng hơn có thể là:

Hay buồn ngủ không kiểm soát vào ban ngày

Hội chứng ngủ rũ có đặc điểm chính là rất buồn ngủ và không thể kiểm soát giấc ngủ trong ngày. Những người mắc hội chứng ngủ rũ có thể rơi vào giấc ngủ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Ví dụ, có thể đột nhiên buồn ngủ trong khi đang làm việc hoặc đang lái xe. 

Những người mắc bệnh ngủ rũ đều có triệu chứng này dù không không thật sự rõ ràng. Họ đều cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, trí nhớ kém.

Cách bấm nguyệt giúp ngủ ngon hơn

Cơ bắp yếu đi, cảm xúc mãnh liệt

Người mắc chứng ngủ rũ thường kèm theo tình trạng đột ngột mất trương lực cơ được gọi là cataplexy. Chúng gây ra một số thay đổi về thể chất, gây ra sự yếu đi của hầu hết các cơ bắp, tình trạng này có thể kéo dài vài giây đến vài phút. Đột ngột mất trương lực cơ không thể kiểm soát và thường gây ra bởi cảm xúc mãnh liệt, như là phấn khích, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi bất ngờ, hoặc tức giận cũng dẫn đến tình trạng này. 

Không phải tất cả những người ngủ rũ đều bị mất trương lực cơ nhưng đây là một trong những dấu hiệu nhận biết căn bệnh mà bạn không nên bỏ qua.

Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 04
Ngủ rũ khiến cơ bắp yếu đi

Không thể ngủ vào ban đêm

Đôi khi, bạn vẫn bị thức giấc lúc nửa đêm và đó cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu bạn bị gián đoạn giấc ngủ liên tục, chìm vào giấc ngủ nhưng rồi nhanh chóng thức dậy thường xuyên suốt đêm. Điều này khiến cho chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng kéo theo cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Khó kiểm soát cơ thể

Người mắc chứng ngủ rũ sẽ có triệu chứng đầu và mặt sụp xuống, cơ hàm suy yếu hay đầu gối khuỵu xuống đột ngột. Đôi khi, nó còn khiến cơ thể ngã khụy. Không phải tất cả những người mắc chứng bệnh này đều bị gặp phải tình trạng này nhưng đây là một trong những dấu hiệu nhận biết mà bạn không nên bỏ qua.

Dễ có ảo giác

Ảo giác là những cơn ác mộng hoặc những trải nghiệm mơ mộng sống động như thật, là một trong những triệu chứng của hội chứng ngủ rũ. Những ảo giác mà người bệnh gặp phải gọi là ảo giác lúc ngủ (hypnagogic), chúng xảy ra khi ngủ và ảo giác lúc thức (hypnopompic), chúng xuất hiện khi người bệnh đang thức. Chúng khiến người bệnh sợ hãi, trầm cảm dẫn tới tinh thần sa sút, mệt mỏi.
 

Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 05
Ngủ rũ gây ra ảo giác


Điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ

Phòng ngừa chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ không có cách chữa trị, đây là một tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời. Việc điều trị chỉ có thể là kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ thể. Để cơ thể khỏe mạnh, không là nạn nhân của chứng ngủ rũ, ta cần có biện pháp phòng ngừa từ sớm:

  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều đặn giúp quản lý và giảm thiểu các triệu chứng của chứng bệnh ngủ rũ.
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, từ đó tạo lên nhịp sinh học, làm cho cơ thể chúng ta hoạt động như một bộ máy được lập trình. 
  • Tránh sử dụng chất kích thích như cafein, nicotin trong thuốc lá, rượu, bia,... Sử dụng các chất này, đặc biệt là vào ban đêm, có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ngủ rũ.
  • Loại bỏ thói quen xấu: không sử dụng điện thoại, laptop, xem tivi quá lâu trước khi đi ngủ. Ở những người trẻ tuổi, thói quen nằm trên giường tắt đèn rồi sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ rất phổ biến. Điều này không những ảnh hưởng đến thị giác mà còn làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, không những làm cho cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và ngủ tốt hơn vào ban đêm.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ trợ cho giấc ngủ như nệm ngủ, gối cao su, chăn ga, nệm Vạn Thành
Tìm hiểu về hội chứng ngủ rũ (Narcolespy) | Thegioinem.com 06
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ để giấc ngủ tốt hơn
 

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu hiệu để phòng tránh và nhận biết về chứng ngủ rũ. Nếu thấy những thông tin này là hữu ích, hy vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ Nệm Trả Góp - Thế Giới Nệm.

------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Website: www.thegioinem.com

Hotline: 0906 677 325 - 0909 060 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 23:18 16/03/2022
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ