Nội dung
Mất ngủ kinh niên là gì?Nguyên nhân gây ra mất ngủ kinh niênRối loạn nội tiết tốTrầm cảmRối loạn giờ giấc sinh hoạtTác dụng phụ của thuốcHệ quả của một số bệnh lýCác biến chứng, tác hại của mất ngủ kinh niênGây mất tập trung, trí nhớ giảm, kém tập trungẢnh hưởng đến tim mạchGây ra bệnh tiểu đườngTăng nguy có gây đột quỵNguy có mắc bệnh béo phìẢnh hưởng đến làn daChữa mất ngủ kinh niên bằng những bí kíp đơn giảnTìm đến sự hỗ trợ của bác sĩTrị mất ngủ kinh niên hiệu quả với những biện pháp đơn giảnBài viết liên quanCó khoảng 20 – 30% dân số bị mất ngủ và hơn nửa trong số họ không tìm được nguyên nhân. Mất ngủ có nhiều loại, phụ thuộc vào thời gian kéo dài và triệu chứng. Nếu chứng mất ngủ của bạn đã kéo dài quá 3 tuần, thì có lẽ nó đã rất trầm trọng, và còn được đặt một cái tên y tế là mất ngủ kinh niên. Vậy có cách nào để loại bỏ hay giảm thiểu tình trạng mất ngủ kinh niên này không? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nhé!
Cảnh báo về chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ | Thegioinem.com
Mất ngủ kinh niên là gì?
Mất ngủ kinh niên chính là tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn kéo dài khoảng hơn 3 tuần. Đây là hiện trạng tương đối phổ biến ở những người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt. Thông thường, khi bị mất ngủ mãn tính, người bệnh sẽ phải mất ít nhất 30 phút để có thể đi vào giấc ngủ. Đồng thời, thời gian ngủ chỉ kéo dài được khoảng từ 3 – 4 giờ/ ngày.
Hiện nay, căn bệnh này lại có dấu hiệu trẻ hóa. Có khoảng 25% người trẻ (tuổi từ 18 - 30) thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, không đảm bảo chất lượng.
Tình trạng này thường đi kèm với một số biểu hiện đặc trưng như:
-
Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm
-
Trằn trọc, khó ngủ
-
Buồn ngủ nhưng lại không ngủ được
-
Dễ cáu gắt
-
Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và những thứ xung quanh
-
Suy giảm trí nhớ
-
Khó tập trung
-
Dễ bị ảo giác
-
Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản
Mất ngủ kinh niên được các chuyên gia xếp vào hàng bệnh lý. Nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ tác động rất lớn đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Đồng thời nó tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện.
Điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Nguyên nhân gây ra mất ngủ kinh niên
Rối loạn nội tiết tố
Mất ngủ kinh niên ở phụ nữ có thể là do hệ quả của tình trạng rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố có thể khiến hệ thần kinh trung ương phải chịu áp lực. Bên cạnh đó còn làm giảm chức năng của tuyến yên cùng một số cơ quan khác. Vì vậy mà rất dễ gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, kém tập trung…
Trầm cảm
Trầm cảm là một trong những bệnh lý tâm thần rất phổ biến hiện hay. Khi có các yếu tố kích thích như áp lực công việc, lo lắng, stress, nhiều người dễ bị chấn thương tâm lý nặng nề, căng thẳng, chấn thương não bộ. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài. Ngoài ra còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm tập trung, mất hứng thú và luôn có nét mặt buồn rầu…
Rối loạn giờ giấc sinh hoạt
Tình trạng mất ngủ mãn tính không chỉ xảy ra ở người già mà hiện nay rất nhiều người trẻ cũng đang có nguy cơ cao mắc phải. Người trẻ thường duy trì rất nhiều thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là thói quen thức khuya để học tập, làm việc, xem phim, trò chuyện tán dóc,… đồng thời còn có xu hướng thức dậy muộn vào sáng hôm sau. Thói quen này kéo dài chính là nguyên nhân gây rối loạn đồng hồ sinh học. Từ đó khiến không ít người trẻ bị mất ngủ kinh niên.
Tác dụng phụ của thuốc
Thực tế cho thấy rằng, việc dùng một số loại thuốc điều trị trong thời gian kéo dài rất dễ gây ra tác dụng phụ. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng khó ngủ và mất ngủ kéo dài có thể là hệ quả khi dùng thuốc kéo dài.
Hệ quả của một số bệnh lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất ngủ kinh niên còn có thể là hệ quả do nhiều vấn đề bệnh lý gây ra. Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể do một số căn bệnh gây ra như: viêm khớp, dị ứng, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, trào ngược dạ dày,...
Các biến chứng, tác hại của mất ngủ kinh niên
Tác hại của mất ngủ khủng khiếp hơn bạn nghĩ. Mất ngủ kinh niên không chỉ đơn giản ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn:
Gây mất tập trung, trí nhớ giảm, kém tập trung
Hệ thần kinh não bộ sẽ bị suy kiệt trầm trọng nếu mất ngủ kinh niên. Lúc này, cơ thể sẽ giảm sút một lượng oxy để lưu thông máu lên não. Tình trạng này khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, việc học tập và làm việc kém đi, làm giảm hiệu quả.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Một khi mất ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng. Lúc này, mạch máu co lại, oxy không đủ để lưu thông máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này khiến các mạch máu bị ứ đọng, tắc nghẽn, khiến tim mạch bị rối loạn, huyết áp tăng lên.
Gây ra bệnh tiểu đường
Khi bị mất ngủ kinh niên, lượng hormone insulin - loại hormone có chức năng làm giảm đường huyết. Chính vì vậy, mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.
Tăng nguy có gây đột quỵ
Như đã đề cập ở trên, một khi bị mất ngủ thì các mạch máu sẽ bị ảnh hưởng. Mất ngủ khiến huyết áp không được cân bằng, tuần hoàn máu cũng không lưu thông đều đặn, lượng máu cung cấp không đủ cho não. Đây là điều kiện gây ra tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ.
Nguy có mắc bệnh béo phì
Nhiều người nghĩ rằng mất ngủ kinh niên sẽ làm sụt cân do suy nhược. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, ở những người mất ngủ lại dễ sinh ra hormone thèm ăn (ghrelin). Sự thèm ăn này khiến người ta không kiểm soát được thực phẩm lành mạnh, mà có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột. Các thực phẩm này gây béo phì rất cao.
Ảnh hưởng đến làn da
Một trong những mũi tên bắn chết làn da chính là mất ngủ. Khoa học đã chỉ ra, khi mất ngủ sẽ sinh ra một loại hormone căng thẳng. Hormone này sẽ dẫn đến tình trạng nổi mụn, viêm da, hình thành nếp nhăn, gây lão hóa. Thiếu ngủ cũng làm da khô ráp, da trở nên nhạy cảm, dễ dị ứng.
Chữa mất ngủ kinh niên bằng những bí kíp đơn giản
Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ
Với các trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và có các triệu chứng đe dọa đến vấn đề sức khỏe, tốt nhất nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ. Song chúng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn nhằm đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ để không gây suy nhược.
Cách bấm nguyệt giúp ngủ ngon hơn
Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả với những biện pháp đơn giản
-
Hạn chế ngủ vào ban ngày: Nếu mất ngủ kinh niên, bạn hãy thử cắt giảm thời gian ở trên giường và tránh ngủ trưa vào ban ngày. Với mục tiêu tăng thời gian và chất lượng ngủ nghỉ vào ban đêm.
-
Áp dụng một số kỹ thuật thư giãn: Thực hiện một số bài tập như: yoga, thở, thiền định để giúp giảm căng cơ, kiểm soát nhịp thở và nhịp tim để người bệnh người mất ngủ thư giãn. Ngoài ra, đọc sách, massage, xông tinh dầu, nghe nhạc nhẹ cũng khiến cơ thể thoải mái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
-
Không gây áp lực lên tâm lý: Thay vì cố gắng đi ngủ, hãy để bản thân thoải mái. Bạn có thể chọn làm những việc nhẹ nhàng như trò chuyện cùng bạn bè, chăm sóc cơ thể, tránh để bản thân rơi vào cảm giác lo lắng về chuyện mất ngủ, cố gắng để giấc ngủ diễn ra tự nhiên nhất.
-
Sử dụng một số bài thuốc đông y, liều thuốc dân gian: Trong điều trị chứng mất ngủ kinh niên, các bài thuốc Đông y giúp nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, qua đó loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Cũng chính vì vậy mà thuốc Đông y giúp trị bệnh toàn diện, phù hợp với những bệnh nhân thể trạng yếu và muốn kết hợp trị bệnh với tăng cường sức khỏe. Một số loại thuốc đông y có khả năng điều trị mất ngủ kinh niên như: lá dâu tằm, gừng, tim sen,...
Ngoài ra, các giải pháp chăm sóc như chăn, ga, gối, nệm cũng cần được quan tâm. Các dòng nệm cao su đến từ những thương hiệu nổi tiếng như nệm cao su Kim Cương, nệm cao su Liên Á chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu bạn mất ngủ do chứng chuột rút, hãy sử dụng dòng nệm dành riêng cho người hay bị chuột rút để giấc ngủ thêm trọn vẹn.
Sau khi tìm hiểu qua những bí kíp trị mất ngủ kinh niên trên, bạn thấy gợi ý nào phù hợp với mình không? Hãy thử để cảm nhận điều khác biệt trong từng giấc ngủ nhé!
Bài viết liên quan
Khó ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị chứng khó ngủ
Điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)