Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0901 456 325

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid

Ngày đăng: 14:29 08-12-2022 | 1064 lượt xem

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid là thông tin đang được quan tâm, đặc biệt với những người đang trong giai đoạn Covid hay hậu Covid-19. Với họ, một giấc ngủ ngon chính là điều quan trọng bởi khi bị Covid, khó ngủ, mất ngủ rất dễ gặp phải. Nhìn chung, việc này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe, làm sao để vượt qua được thời gian khó khăn này, hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu qua các giải pháp trị mất ngủ khi bị Covid nhé!

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 01
Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 

Hướng dẫn cách để có giấc ngủ khoa học | Thegioinem.com

Tình trạng mất ngủ ở những người nhiễm Covid

Bên cạnh những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho, khó thở, rụng tóc, mất mùi vị… thì tình trạng giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, hay rối loạn tâm lý, mất ngủ khi bị Covid… cũng xảy ra với F0. Việc bị thiếu ngủ, ngủ không ngon khiến chất lượng cuộc sống giảm sút (gia tăng mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu...), dẫn đến trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác. 

Nghiên cứu công bố ngày 17/2 trên tạp chí Y khoa Anh dựa trên dữ liệu của 153.000 người với nội dung khảo sát chủ yếu về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong và hậu Covid.

Trong vòng một năm kể từ khi nhiễm Covid-19, 2,3% người bình phục được chẩn đoán mắc các rối loạn liên quan tới giấc ngủ. So với người không mắc Covid-19, tình trạng này tăng lên tới 41%. Khảo sát cũng ghi nhận người từng mắc Covid-19 dễ rơi vào tình trạng trầm cảm cao hơn 39%, chứng lo âu cao hơn 35%, đó cũng là một nguyên nhân lớn gây ra mất ngủ khi bị Covid.

Tóm lại, tình trạng khó khó ngủ, mất ngủ khi bị Covid, không được can thiệp điều trị sớm sẽ dễ khiến cho những người từng bị Covid-19 gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, làm kiệt quệ thể chất và tinh thần. Họ không còn năng lượng làm việc, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực. Thậm chí, những người đã có rối loạn lo âu, mất ngủ trước đó có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân.

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 02
Tình trạng mất ngủ ở những người nhiễm Covid

Những lý do khiến bạn hay bị mất ngủ, thức giấc giữa đêm | Thegioinem.com

Nguyên nhân gây ra mất ngủ ở những người bị Covid

Khi mắc Covid – 19, hoặc sau khi đã khỏi bệnh nhiều người thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như: mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay tỉnh giấc, thức giấc sớm. Mất ngủ khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó tập trung, làm việc uể oải, nguy cơ mất an toàn: té ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm năng suất lao động. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch và não bộ.

Lý giải về vấn nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, nhiều bác sĩ cho rằng:

  • Khi bị nhiễm COVID-19, hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất cytokine, chemokine và những thứ khác thúc đẩy quá trình viêm chống lại vi-rút. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không kiểm soát đúng cách, nó sẽ gây hại cho chính tế bào thần kinh của người bệnh. Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ gây nên các chứng rối loạn giấc ngủ, đau đầu…

  • Các di chứng khác nhưng tức ngực, khó thở, thường xuyên đau nhức, các vấn đề về đường hô hấp, tim mạch của ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ.

  • Một số người bệnh khi nhiễm Covid có thể rơi vào trạng thái trầm cảm do căng thẳng tâm lý, stress, đau khổ vì mất người thân, thất nghiệp, mất thu nhập… Nếu stress tiếp tục kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, dẫn tình trạng tới rối loạn lo âu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ Covid cũng thay đổi do liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, gật gà vào ban ngày nhưng đến đêm lại mất ngủ.

  • Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị có làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt hơn, với những người tự ý điều trị, sử dụng những loại thuốc không phù hợp cũng dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 03
Nguyên nhân gây ra mất ngủ ở những người bị Covid

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ chập chờn không sâu giấc?

Giải pháp trị mất ngủ do bị Covid

Các chuyên gia cho rằng: "Cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon trong giai đoạn dịch bệnh đặc biệt này là chủ động điều chỉnh các hành vi và nề nếp giấc ngủ của bản thân", bao gồm:

Trị liệu tâm lý

Để khắc phục tình trạng mất ngủ do lo âu về tình hình Covid, có thể sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý như giao tiếp, tâm sự với bác sĩ, tìm hiểu rõ về các triệu chứng Covid-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu, lo lắng cũng như căng thẳng. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu là có một giấc ngủ khỏe mạnh.

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 04
Trị liệu tâm lý để loại bỏ gốc rễ của việc mất ngủ

Áp dụng một lịch sinh học ngủ nghỉ điều đặn

Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần. Không ngủ trưa quá 2 tiếng và giữ cho bản thân tỉnh táo vào ban ngày. Mặc dù cơ thể bạn có thể trở nên mệt mỏi khi áp dụng biện pháp này, nhưng đây là điều quan trọng và cần thiết để bạn vượt qua được hiện tượng mất ngủ khi bị Covid.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất

Để cơ để có thể hồi phục tối đa, giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ khi bị Covid,  bạn nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Bạn nên bắt đầu bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và thành phần bữa ăn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhớ thường xuyên uống nước, nhưng không được uống sát giờ ngủ vì sẽ khiến bạn gặp tình trạng tiểu đêm.

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 05
Xây dựng chế độ ăn uống, thực đơn lành mạnh để phục hồi lại cơ thể

Điểm mặt các thực phẩm gây mất ngủ mà bạn nên tránh | Thegioinem.com

Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện giấc ngủ

  • Thuốc ngủ thảo dược: Có thể sử dụng một số loại thuốc có thành phần thảo dược như tim sen, lạc tiên, bình côi, nhãn nhục,.. để trị mất ngủ trong và hậu Covid-19, những loại thuốc này thường ít có tác dụng phụ nhưng cần những địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
  • Thuốc bổ xung Melatonin: Đây là hormone của giấc ngủ, loại này thường được sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ khi bị Covid và được các bác sĩ khuyên dùng…. Thuốc có tác dụng tốt nếu người bệnh có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn. Nhưng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.

Những lưu ý để có một giấc ngủ ngon khi bị Covid

Bên cạnh những biện pháp khắc phục chứng mất ngủ  khi bị Covid, bạn cũng cần thực hiện một số lưu ý dưới đây để giấc ngủ trở nên dễ dàng và ngon hơn:

  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, trà, chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein

  • Tránh ăn quá nó và vận động quá nhiều sát giờ ngủ

  • Lựa chọn phòng ngủ, khu vực nghỉ ngơi nên yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm ngủ, gối thoải mái giúp dễ ngủ

  • Tránh xem điện thoại, tivi, laptop, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid 06
Chọn chăn, ga, gối, nệm chất lượng để chăm sóc giấc ngủ tốt hơn

12 mẹo cắt đứt cơn buồn ngủ, gia tăng sự tập trung | Thegioinem.com

Nếu tình trạng khó ngủ vẫn tiếp diễn khi đã thực hiện hết những cách trên, bạn nên sớm tới cơ sở y tế để khám và nhận tư vấn về tình trạng sức khỏe. 

Thảo luận bài viết "Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 2664

    Xem thêm
    Black Friday Săn Sale Rẻ Mê Say

    Bài viết mới nhất

    Hắt xì hơi liên tục cảnh báo điều gì?

    Hắt xì hơi liên tục cảnh báo điều gì?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nằm mơ thấy rắn là giấc mơ tốt hay xấu?

    Nằm mơ thấy rắn là giấc mơ tốt hay xấu?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trầm cảm cười liệu có nguy hiểm hay không?

    Trầm cảm cười liệu có nguy hiểm hay không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Kiến ba khoang cắn nên xử lý thế nào?

    Kiến ba khoang cắn nên xử lý thế nào?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    6 tip đơn giản để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ

    6 tip đơn giản để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ trước 10h có tốt không? Lợi ích khi đi ngủ sớm

    Ngủ trước 10h có tốt không? Lợi ích khi đi ngủ sớm

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cách nằm gối đúng cách là như thế nào?

    Cách nằm gối đúng cách là như thế nào?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    10 cách đuổi muỗi đơn giản, hiệu quả và an toàn

    10 cách đuổi muỗi đơn giản, hiệu quả và an toàn

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ dậy bị đau bắp chân lý do vì sao?

    Ngủ dậy bị đau bắp chân lý do vì sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ sớm mà mắt vẫn thâm - Lý do vì sao?

    Ngủ sớm mà mắt vẫn thâm - Lý do vì sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ dậy bị sái quai hàm phải làm sao?

    Ngủ dậy bị sái quai hàm phải làm sao?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Uống mật ong trước khi ngủ tốt không? Cách uống mật ong đúng

    Uống mật ong trước khi ngủ tốt không? Cách uống mật...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giải đáp: Mới ngủ dậy có nên tắm không?

    Giải đáp: Mới ngủ dậy có nên tắm không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ga phủ là gì? Tìm hiểu thông tin về ga phủ

    Ga phủ là gì? Tìm hiểu thông tin về ga phủ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hướng dẫn giặt nệm cho bé đơn giản tại nhà

    Hướng dẫn giặt nệm cho bé đơn giản tại nhà

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ga chun chần là gì? Tìm hiểu thông tin về ga chun chần

    Ga chun chần là gì? Tìm hiểu thông tin về ga chun chần

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ga chun là gì? Tìm hiểu thông tin về ga chun

    Ga chun là gì? Tìm hiểu thông tin về ga chun

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Mất ngủ, thức khuya gây rụng tóc không?

    Mất ngủ, thức khuya gây rụng tóc không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Khám phá những bữa tiệc Giáng Sinh của các quốc gia trên thế giới

    Khám phá những bữa tiệc Giáng Sinh của các quốc gia trên...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bạn có biết: 10 loài động vật ngủ nhiều nhất thế giới

    Bạn có biết: 10 loài động vật ngủ nhiều nhất thế...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook