Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0909 234 325

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt

Ngày đăng: 16:32 27-09-2023 | 3202 lượt xem

Mí mắt là là một bộ phận quan trọng giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Nó giúp mắt không bị khô, hạn chế bụi bẩn, vật thể lạ và giúp mắt thư giãn suốt cả thời gian ngủ. Sẽ thế nào nếu bạn không khép mắt suốt cả đêm?

Theo quan niệm ngày xưa, những người ngủ mở mắt thường có số mệnh xui rủi, nhưng liệu có phải như vậy hay không? Khoa học sẽ giải thích như thế nào về tình trạng này? Hãy cùng giải mã hiện tượng ngủ mở mắt cũng như các phương pháp để khắc phục tình trạng này cùng Thế Giới Nệm nhé!

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 1
Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 

Bí kíp chữa mất ngủ kinh niên | Thegioinem.com

Chúng ta có thể mở mắt khi ngủ hay không?

Bạn nghĩ rằng ngủ mở mắt là căn bệnh hiếm thấy, nhưng thực tế là nó bệnh lý khá phổ biến. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 20% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Theo thuật ngữ y học, ngủ mở mắt được gọi là nocturnal lagophthalmos. 

Nguyên nhân của chứng bệnh này được cho rằng tại các vấn đề với dây thần kinh hoặc cơ mặt, khiến mắt khó nhắm lại hoàn toàn. Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u,... Một vài trường hợp khác được cho là chứng mở mắt khi ngủ có thể di truyền nếu trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ. Một vài trường hợp khác chỉ ra lông mi ở trên và dưới quá dày cũng khiến mắt không thể nhắm lại hoàn toàn khi ngủ.

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 2
Mắt đang bị tổn thương là nguyên nhân lớn khiến mắt mở khi ngủ

Góc giải đáp: Hiện tượng nghén ngủ có lợi hay hại cho sức khỏe của mẹ bầu

Làm thế nào để phát hiện bạn có mắc phải bệnh Nocturnal Lagophthalmos?

Hầu hết những người mắc chứng ngủ mở mắt đều không biết mình mắc căn bệnh này cho đến khi người thân hay người nhà phát hiện và thông báo. Để biết chính xác mình có đang mở mắt khi ngủ hay không? Bạn có thể xác nhận qua những dấu hiệu sau:

  • Mắt bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, nhức mỏi.

  • Sau khi ngủ dậy cảm thấy mắt có hiện tượng khô hoặc bị mờ.

  • Mắt bị ngứa, viêm, hay nhiễm trùng.

  • Chảy nước mắt thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài những cách trên, để biết chính xác thì tốt nhất bạn nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, họ cũng sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để đề xuất phương án điều trị phù hợp.

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 3
Dấu hiệu mắt đang trong tình trạng căn thẳng. mệt mỏi

Tìm hiểu thêm hồi chứng chân không yên

Tác hại khi ngủ mở mắt

Ngủ mở mắt chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng mắt. Mắt mở không kiểm soát tạo điều kiện thích hợp để bụi bẩn, vi khuẩn, dị vật… rất dễ xâm nhập vào bên trong. Quan trọng hơn, nếu mắt không được làm sạch, vệ sinh mỗi ngày sẽ dẫn đến tình trạng mắt đau buốt, nhiễm trùng, viêm nhiễm kết mạc, giác mạc,...

Chứng ngủ mở mắt có thể ảnh hưởng đến một bên mắt hoặc cả hai bên. Và nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực nghiêm trọng như viêm loét, mờ mắt, nguy cơ mù lòa cao.

Ngủ mở mắt không chỉ ảnh hưởng tới mắt, gây ra những bệnh lý về mắt mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, giấc ngủ của những bệnh nhân này thường bị gián đoạn, không ngon giấc. Nguyên nhân là do khi ngủ, mắt mở ra gây khô, nóng rát khó chịu và đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, nên khi đang ngủ bạn sẽ dễ thức giấc, giật mình vì cơn đau rát hoặc ngứa ngáy ở mắt. Điều này đã được nhiều người đồng ý và chia sẻ lại dựa theo trải nghiệm chân thực của họ. Nhiều người còn bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm chỉ vì mắc phải chứng bệnh này.

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 4
Nhạy cảm hơn với ánh sáng do mắt không thể đóng lại khi ngủ

Những lý do khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm | Thegioinem.com

Có cách nào để chữa trị tình trạng ngủ mở mắt không?

Nếu bạn đang bị mắc chứng ngủ mở mắt, thì cũng không cần quá lo lắng. Khoa học hiện đại, chúng ta đã có nhiều phương án điều trị khác nhau cho căn bệnh này. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng ngủ mở mắt, bạn hãy áp dụng theo những bước dưới đây:

  • Chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng mở mắt khi ngủ: Tìm hiểu nguyên nhân khiến bản thân không thể nhắm mắt khi ngủ bao gồm: xem xét người nhà có người từng bị hay không? Bạn có tật ở mắt hay từng tổn thương mắt hay chưa? Đối với nguyên nhân bị liệt dây thần kinh, thì bạn cần phải đến bệnh viện để ra tìm nguyên nhân khiến cho dây thần kinh này bị liệt và các giải pháp khắc phục. 

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Thuốc cho mắt là phương pháp hỗ trợ để mắt của bạn khỏe mạnh hơn. Theo đó, có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo, thuốc tạo độ ẩm cho mắt, dung dịch vệ sinh mắt,.... Và tất nhiên cần phải có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng những sản phẩm này.

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt  5
Sử dụng thuốc nhỏ mắt để hạn chế tình trạng khô mắt

  • Tạo độ ẩm và lọc không khí phòng ngủ: Để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào mắt, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí để đặt trong phòng. Ngoài ra, nên vệ sinh phòng, chăn ga gối nệm một cách thường xuyên. Điều này sẽ làm cho không gian căn phòng luôn có độ ẩm ổn định, sạch sẽ, có tác dụng rất tốt cho mắt.

  • Thực hiện phẫu thuật khi cần thiết: Bên cạnh các biện pháp bổ trợ, xử lý triệt để mới là điều quan trọng nhất. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thực hiện các tiểu phẫu như phương pháp căng mí mắt, dán băng phẫu thuật, hay cấy ghép implant vào mí mắt để giúp mí mắt luôn khép lại khi ngủ.

Đối với những người có mức độ nghiệm trọng như bị viêm loét, mờ mắt, nguy cơ mù lòa cao thì cần được thăm khám và phẫu thuật ngay để tránh được tình trạng diễn biến nguy hiểm.

Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt 6
Thăm khám bác sĩ và tìm ra giải pháp thích hợp

Cảnh báo về chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ | Thegioinem.com

Chứng ngủ mở mắt là một căn bệnh không quá nặng, đa số đều ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu mắc bệnh thì bạn cũng không được chủ quan. Cùng với đó, bạn hãy giữ tinh thần lạc quan, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh và phương hướng xử lý phù hợp. 

Hy vọng với những thông tin mà Thế Giới Nệm cung cấp ở trên, các bạn đã phần nào giải mã hiện tượng ngủ mở mắt và có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này.

Thảo luận bài viết "Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 3098

    Xem thêm
    Nệm Tatana - Sống xanh ngủ sạch

    Bài viết mới nhất

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau nhức

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng đúng

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi tiết

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp được không?

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có tốt không?

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook