Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0909 234 325

Hội chứng giấc ngủ đến trễ

Ngày đăng: 16:13 25-09-2023 | 2149 lượt xem

Rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp trong y khoa nói chung và trong tâm thần học nói riêng. Rối loạn giấc ngủ có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động về thể chất, tinh thần, xã hội và ảnh hưởng lớn đến cảm xúc.

Rối loạn giấc ngủ mang nhiều trạng thái khác nhau. Có người ngủ li bì không thể nào tỉnh giấc được, có người lại thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, có người lại trằn trọc mệt mỏi và mang trong mình hội chứng ngủ trễ

Hội chứng ngủ trễ là cái tên xa lạ nhưng thực chất hầu hết những thanh thiếu niên và người cao tuổi hiện nay đều gặp phải. Để biết được hội chứng giấc ngủ đến trễ có nguy hiểm không, làm thế nào để cải thiện tình trạng này, hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nhé!

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 1
Hội chứng giấc ngủ đến trễ

Hội chứng giấc ngủ đến trễ là gì?

Hội chứng giấc ngủ đến trễ khá phổ biến và “cú đêm” chính là biệt danh ám chỉ những người mắc căn bệnh này. Những người mắc chứng ngủ trễ thường xuyên nghỉ ngơi sau 12h đêm, hay thậm chí là 3 - 4 giờ sáng. 

Chính vì thời gian ngủ không được cố định, ngủ quá trễ nên những bệnh nhân này gặp khó khăn trong việc thức dậy sớm và khá buồn ngủ vào ban ngày. Ngay cả khi mệt mỏi, người ngủ muộn vẫn không thể chợp mắt được nếu chưa quá nửa đêm. Điều này sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đến công việc học tập và cuộc sống. 

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 2
Hội chứng giấc ngủ đến trễ là gì?

Dấu hiệu bạn đang mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ

Để nhận biết mình có phải là một “cú đêm” chính hiệu hay không, bạn hãy xem xét mình có một trong những yếu tố dưới đây không nhé:

Khó đi vào giấc ngủ

Hội chứng giấc ngủ đến trễ khiến bạn khó đi ngủ sớm. Ngay cả khi người đã thấm mệt và không còn chút sức lực nhưng bạn vẫn phải vật vã trên giường tận 3 - 4 tiếng mới có thể chìm vào giấc ngủ. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nếu bạn cố gắng thức để làm bài tập hoặc giải quyết công việc.

Khó thức dậy sớm

Bởi vì không thể đi ngủ sớm nên những người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ thường gặp nhiều khó khăn trong việc phải dậy sớm hoặc dậy đúng giờ. Những người mắc chứng ngủ trễ thường ngủ đến tận trưa hoặc chiều và làm thay đổi luôn đồng hồ sinh hoạt.

Những vấn đề rối loạn giấc ngủ khác

Rối loạn giấc ngủ thường đi kèm theo các vấn đề về giấc ngủ khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ li bì hoặc mất ngủ tạm thời vào một khoảng thời gian nhất định.

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 3
Dấu hiệu của chứng giấc ngủ đến trễ

Nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ

Nguyên nhân chính xác của hội chứng rối loạn giấc ngủ trễ vẫn chưa được xác nhận rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, hội chứng này liên quan đến các yếu tố như:

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Bạn thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, thức khuya để chơi game hoặc để học tập và làm việc. Thói quen này được hình thành lâu ngày sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học ngủ - nghỉ, khiến não bộ không thể nhận thức đúng được thời gian cần nghỉ ngơi. Do đó, bạn cũng khó chợp mắt được ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi hoặc những ngày không phải làm việc về đêm.

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 4
Thói quen xấu sử dụng điện thoại sát giờ ngủ


Trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm lý

Các căn bệnh về rối loạn giấc ngủ luôn có liên quan đến vấn đề tâm lý. Những người luôn sống trong tâm thế lo lắng, suy nghĩ tiêu cực hoặc trầm cảm luôn cảm thấy lo sợ mỗi khi đêm về. Do vậy, não bộ của họ luôn ở trong trạng thái căng thẳng cực độ, giấc ngủ cũng vì thế mà khó đến hoặc đến trễ hơn so với người bình thường. 

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 5
Trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực

Di truyền

Nếu như bạn có người thân mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ trễ, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn người bình thường. Gần 40% những người mắc hội chứng giấc ngủ đến trễ có tiền sử gia đình mắc rối loạn này.

Điều trị hội chứng giấc ngủ đến trễ

Để hỗ trợ quá trình tìm kiếm giấc ngủ ngon và hạn chế chứng giấc ngủ trễ, cách tốt nhất chính là điều chỉnh đồng hồ sinh học và xây dựng những thói quen lành mạnh:

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử, các vật dụng phát ra sóng điện từ và ánh sáng xanh 1 tiếng trước khi ngủ.

  • Không uống cà phê, trà, các đồ ăn thức uống chứa Caffein sát giờ ngủ

  • Không cố gắng làm việc quá khuya, thay vào đó tập thói quen thức dậy sớm để làm việc.

  • Cố gắng thức dậy đúng giờ dù bạn có đi ngủ muộn. 

  • Thư giãn nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga nếu bạn không thể ngủ được.

  • Đầu tư cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giấc ngủ như các sản phẩm chất lượng như nệm cao su giá rẻ, nệm cao su Liên Á, nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Kim Cương.

  • Thăm khám bác sĩ hoặc các cơ sở y tế chuyên nghiệp nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tâm lý.

Hội chứng giấc ngủ đến trễ 6
Giải pháp nào để điều trị chứng giấc ngủ đến trễ

Phía trên là những thông tin mà Thế Giới Nệm đã tổng hợp được để giúp bạn nhận biết và tìm cách vượt qua chứng giấc ngủ trễ của mình. Để tìm kiếm những giải pháp hoàn hảo chăm sóc cho giấc ngủ của chính mình, đến ngày Thế Giới Nệm và nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn nhất nhé! 

 

Bài viết liên quan:

Có nên dùng gối gác chân khi ngủ không?

Ngủ hay nói mớ liệu có phải là vấn đề đáng lo?

Ngủ dậy mắt bị mờ phải làm sao?

Nên ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Mệnh Kim ngủ quay đầu hướng nào tốt?

Thảo luận bài viết "Hội chứng giấc ngủ đến trễ"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 3098

    Xem thêm
    Nệm Tatana - Sống xanh ngủ sạch

    Bài viết mới nhất

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    Gối tựa cổ là gì? Lợi ích khi sử dụng gối tựa cổ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    Giải đáp: Nệm Foam nằm có đau lưng không

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    Ngày 2/9 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc khánh

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau nhức

    Tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giúp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

    Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng đúng

    Gối cho người thoát vị đĩa đệm lưng: Cấu tạo, công...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi tiết

    So sánh nệm cao su non Thắng Lợi và American đầy đủ, chi...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    Nệm cao su non American có tốt không? Có nên mua không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Sự thật bất ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    Trẻ sơ sinh nằm nệm cao su non được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp được không?

    Uống tâm sen chữa mất ngủ cho người huyết áp thấp...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    Tại sao sáng ngủ dậy huyết áp cao? Có nguy hiểm không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    Tác hại thức khuya ở nam giới cần lưu ý

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    Top 10 trường đại học Việt Nam đáng để theo học

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có tốt không?

    Thói quen vừa mở máy lạnh vừa đắp chăn khi ngủ có...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    Ăn táo trước khi ngủ được không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    Xyanua là gì? Các thực phẩm quen thuộc có chứa xyanua

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân và cách phòng ngừa

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    Vợ chồng ôm nhau ngủ và những tác dụng không ngờ

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    Tuyến tùng là gì? Cấu tạo, vai trò của tuyến tùng

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook