Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0901 456 325

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?

Ngày đăng: 16:51 26-04-2022 | 1450 lượt xem

Ngủ gật là hiện tượng rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Nó thể hiện rằng cơ thể bạn đang thiếu ngủ, mệt mỏi, có quá nhiều áp lực hay căng thẳng. Ngủ gật làm giảm sút hiệu quả công việc, gây ra những tai nạn không đáng có và để lại nhiều hậu quả xấu. Vậy làm sao mới có thể chống lại những cơn buồn ngủ vào ban ngày, tránh để bản thân rơi vào những cơn ngủ gật, hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nhé!

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật - Thegioinem.com

Hướng dẫn cách để có giấc ngủ khoa học | Thegioinem.com

Nguyên nhân dẫn đến chúng ngủ gật

Chúng ta có thể tình cờ quan sát thấy một anh chàng ngủ gật ngay cả khi đang đợi đèn đỏ hay cậu học sinh ngủ gục trên bàn giữa lớp học,... nhiều người thú nhận rằng họ cần nhiều cốc cà phê để có thể tỉnh táo vượt qua cơn ngủ gật mỗi ngày. 

Hình ảnh ngủ gật ở nơi công cộng không còn quá xa lạ và đôi khi chúng bị lên án. Bởi người nhìn sẽ nghĩ rằng họ lười biếng không chịu làm việc, học tập mà lại chọn cách nghỉ ngơi. Thế nhưng, đôi khi nguyên nhân có thể khiến bạn phần nào đó trở nên thông cảm với những con người đang ngủ gà ngủ gật ngoài kia.

  • Nguyên nhân ngủ gật có thể là do mọi người đang tất bật với các hoạt động, làm việc, học tập thâu đêm suốt sáng. Do đó, thời gian ngủ nghỉ bị hạn chế, dẫn đến mong muốn được chợp mắt để nạp lại năng lượng. 

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Học tập hoặc làm việc quá sức gây ra chứng ngủ gật

  • Nhiều người gặp vấn đề về tâm lý, stress, trầm cảm, luôn có suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi bóng tối hoặc đau khổ, khiến họ khó chợp mắt vào ban đêm và trở nên ngủ gà ngủ gật vào ban ngày.

  • Rối loạn giấc ngủ cũng là một nguyên nhân gây ra chứng ngủ gật. Những người mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ sẽ khó ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ không tốt, cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, có cảm giác uể oải, sức khỏe và tinh thần không được phục hồi nên họ có xu hướng ngủ vào ban ngày. 

  • Một số loại thuốc chữa bệnh có thể tạo cảm giác buồn ngủ liên tục và khiến bệnh nhân ngủ nhiều. Chẳng hạn như thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc, thuốc chống động kinh, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ…

  • Thay đổi hoocmon: Thường gặp ở phụ nữ, những người đang đến kỳ kinh nguyệt, người mới khỏi bệnh hoặc mới sinh con sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và thường xuyên mất ngủ vào ban đêm nhưng lại muốn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

  • Ngoài ra, thường xuyên ngủ gật cũng liên quan đến một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh lý về gan, bệnh lý tim mạch,...

  • Một nguyên nhân tiêu cực khiến bạn ngủ gật là do đã dành thời gian ngủ vào buổi tối để lướt web, chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử,...

  • Đặc biệt, khi tình trạng ngủ gật xảy ra thường xuyên khó kiểm soát, tình trạng liệt toàn thân xuất hiện và mất hoàn toàn khả năng cử động trong quá trình ngủ thì có lẽ bạn đã mắc chứng ngủ rũ và nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Sử dụng điện thoại vào buổi tối sẽ gây ngủ gật vào ban ngày

Tìm hiểu tiếng ồn trắng ảnh hưởng như thế nào đối với giấc ngủ?

Các hậu quả đáng sợ khi ngủ gật

Ngủ gật là “căn bệnh” không hiếm gặp ở lứa tuổi teen, sinh viên. Ngoài ra, không ít anh/chị/em văn phòng hay những người thức khuya dậy sớm để làm việc cũng mắc phải chứng bệnh này. 

Không ít báo đài đã đưa tin về những tai nạn đáng tiết do chứng ngủ gật gây ra. Nó còn gây ra các triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể, như là đau đầu, chóng mặt, chán ăn, uể oải hay những tình huống tiêu cực như sau: 

  • Thiếu tập trung và giảm chỉ số IQ: Ngủ gật khiến cơ thể mệt mỏi, thêm đó, giấc ngủ bị ngắt quãng khiến nhiều người khó ngủ sâu và đủ giấc vào buổi tối. Vì thế, não bộ không thể tập trung được, làm giảm khả năng phân tích, thậm chí ảnh hưởng tới trí nhớ.

  • Nguy cơ tiểu đường và béo phì: Mất ngủ hay ngủ gật ảnh hưởng tới quá trình hấp thu glucose, làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Tỉ lệ béo phì ở người thiếu ngủ hay ngủ gà ngủ gật cũng cao hơn những người ngủ đủ, ngủ đúng giờ.

  • Vấn đề tâm lý, cảm xúc: Ngủ gật là nguyên nhân của thiếu ngủ, đồng thời nó khiến giấc ngủ bị gián đoạn, gây ra sự gắt gỏng, nặng hơn sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gây ra căng thẳng, trầm cảm.

  • Ngủ gật trong tư thế ngồi khiến máu không lưu thông, dẫn tới tê chân. Đồng thời, gục mặt xuống bàn làm chèn ép ngực, ảnh hưởng hô hấp, gây ra áp lực lên tim, phổi

  • Hiện tượng ngủ gật khi lái xe chiếm khoảng một trong sáu căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và một trong tám căn nguyên tai nạn dẫn đến việc tài xế hoặc hàng khách nhập viện.

  •  Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận sau khi khảo sát ở 2000 người “ Những ai thường xuyên ngủ gật vào ban ngày có dấu hiệu đột quỵ gấp 2 - 4 lần so với những người không bao giờ ngủ gật vào ban ngày”.

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Ngủ gật gây ra những tai nạn đáng tiếc

Làm thế nào để vượt qua "giấc ngủ trắng" khi lái xe?
 

Làm sao để tránh tình trạng ngủ gà - ngủ gật

Để tránh những hậu quả đáng tiết của chứng ngủ gật, để giữ cơ thể tỉnh táo, bạn cần nghiêm túc thực hiện những thói quen sau mỗi ngày:

  • Duy trì lịch ngủ đều đặn: Cụ thể, bạn nên ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm, đặt báo thức để không làm lệch đồng hồ sinh học. Cứ duy trì thói quen như vậy, lâu dần nhịp sinh học của bạn sẽ được điều chỉnh giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn và tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.

  • Tập thể dục thường xuyên: Để đẩy lùi cơn buồn ngủ mỗi sáng, bạn hãy thường xuyên vận động, thực hiện các bài tập từ nhẹ nhàng đến nâng cao để làm cho tâm trí được tỉnh táo, vững vàng hơn.

  • Hấp thụ nhiều hơn ánh sáng mặt trời: Đừng ở trong phòng quá nhiều, nhất là những nơi thiếu nguồn ánh sáng tự nhiên, vì nó khiến tâm trạng của bạn trầm xuống, khiến giấc ngủ có thể kéo đến bất cứ lúc nào. 

  • Sử dụng các chất kích thích có khoa học: Cà phê, trà hay nước tăng lực sẽ có khả năng kích thích não bộ, giúp bạn làm việc hiệu quả và loại bỏ hoàn toàn cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, bạn có thể thử nhai một vài viên singum. Việc này giúp gia tăng lượng oxy lên não, hệ thần kinh trung ương tạo ra ra các kết nối mạnh mẽ hơn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất kích thích quá nhiều hoặc sát giờ ngủ sẽ khiến bạn bị mất ngủ. 

Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Cà phê hoặc các chất kích thích sẽ giúp hạn chế được chứng ngủ gật

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? | Thegioinem.com

Những giải pháp phía trên dành cho những ai thiếu ngủ, mệt mỏi dẫn đến tình trạng ngủ gật. Nếu bạn luôn đã ngủ đủ giấc vào hôm trước, nhưng vẫn luôn có cảm giác muốn ngủ, ngủ gật thì chúng đã trở thành một bệnh lý nghiêm trọng và bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức để có được lên một liệu trình điều trị phù hợp.

Thảo luận bài viết "Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 2433

    Xem thêm
    Tháng 5 Sale Đậm 65%

    Bài viết mới nhất

    Ăn nho tốt cho giấc ngủ của bạn hay không?

    Ăn nho tốt cho giấc ngủ của bạn hay không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hướng giường ngủ nên tính đầu hay chân giường là đúng nhất

    Hướng giường ngủ nên tính đầu hay chân giường là...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ mơ nhiều là báo động tình trạng sức khoẻ như thế nào?

    Ngủ mơ nhiều là báo động tình trạng sức khoẻ như...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ 6 tiếng và 8 tiếng có khác biệt không? Nên ngủ bao nhiêu là đủ

    Ngủ 6 tiếng và 8 tiếng có khác biệt không? Nên ngủ bao...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Các tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp ngủ ngon hiệu quả 

    Các tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp ngủ ngon...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Những loại trái cây nên ăn vào ban đêm để giảm cân 

    Những loại trái cây nên ăn vào ban đêm để giảm cân 

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Độ ẩm khi ngủ bao nhiêu là tốt cho cơ thể và ngủ ngon

    Độ ẩm khi ngủ bao nhiêu là tốt cho cơ thể và ngủ ngon

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Không ngủ trưa có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

    Không ngủ trưa có ảnh hưởng như thế nào đến sức...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Giải pháp khắc phục sợ ngủ một mình

    Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Giải pháp khắc...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào đối với sức khỏe?

    Ngủ trên sofa có lợi và hại như thế nào đối với sức...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bí kíp giúp bé khắc phục nỗi sợ ngủ một mình - Thế Giới Nệm

    Bí kíp giúp bé khắc phục nỗi sợ ngủ một mình - Thế...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    9 ngày đại kỵ tháng 5 âm lịch bạn cần biết để gia đình bình an

    9 ngày đại kỵ tháng 5 âm lịch bạn cần biết để gia...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tìm hiểu về độ trễ của giấc ngủ là gì? Cách đi vào giấc ngủ ngon nhanh nhất

    Tìm hiểu về độ trễ của giấc ngủ là gì? Cách đi vào...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tết thiếu nhi 2023 vào ngày bao nhiêu

    Tết thiếu nhi 2023 vào ngày bao nhiêu

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tình trạng đau nửa đầu

    Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tình trạng đau nửa đầu

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Báo Vnexpress nói gì về chính sách thu cũ đổi mới của Thế Giới Nệm

    Báo Vnexpress nói gì về chính sách thu cũ đổi mới của...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Mẹo chọn chăn ga gối nệm cho phong cách nội thất nhiệt đới

    Mẹo chọn chăn ga gối nệm cho phong cách nội thất nhiệt...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Lý giải tình trạng buồn ngủ mùa hè nhiều hơn bình thường

    Lý giải tình trạng buồn ngủ mùa hè nhiều hơn bình...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Nằm nệm dưới đất có tốt không? Nên chọn nệm dưới đất như thế nào

    Nằm nệm dưới đất có tốt không? Nên chọn nệm dưới...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Chọn tư thế ngủ không ngáy cho giấc ngủ ngon

    Chọn tư thế ngủ không ngáy cho giấc ngủ ngon

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook
    Thế Giới Nệm