Nội dung
Định nghĩa của giấc ngủ chập chờnNguyên nhân xảy ra Căng thẳng thần kinhDo thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mang thaiDo ảnh hưởng của tuổi tácDo thói quen sinh hoạtCách điều trịTạo thói quen ngủ Tránh xa thiết bị điện tửLuyện tập thể dục thể thaoKết luậnCó rất nhiều yếu tố để có thể đánh giá chất lượng của giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ không đơn giản chỉ là độ dài của giấc ngủ mà còn được đánh giá dựa trên số lần thức giấc mỗi đêm, mức độ thoải mái và cả sự tỉnh táo, đầy năng lượng sau khi tỉnh dậy. Nhiều người gặp các vấn đề về giấc ngủ khiến họ cứ mãi chập chờn, ngủ không sâu giấc mặc dù đã tìm đủ mọi cách để cố gắng khắc phục.
Nếu bạn cũng đang muốn biết thêm về các cách điều trị giấc ngủ chập chờn, hãy cùng Thế Giới Nệm đi qua bài viết dưới đây là có cho mình cách cải thiện tốt nhất nhé!
Định nghĩa của giấc ngủ chập chờn
Tình trạng giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu, ngủ không tròn giấc chính là biểu hiện dễ thấy nhất của chứng rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng bao gồm: khó đi vào giấc ngủ, ngủ mơ màng và giật mình tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
Thông thường, giấc ngủ của một người sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn 1 và 2, cơ thể chúng ta bắt đầu chìm vào trạng thái ngủ. Nhưng ở người bị rối loạn giấc ngủ, các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn hay chuyển động xung quanh hay đơn giản chỉ là tiếng động nhỏ cũng có thể khiến họ dễ dàng tỉnh giấc cũng như rất khó để bước qua giai đoạn ngủ sâu và rất sâu. Trong tình huống này, một số ít người sẽ cố gắng nhắm mắt và bắt đầu lại một chu kỳ ngủ mới, một số khác sẽ tỉnh táo và có thể trằn trọc tới sáng mai. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần và cả mức độ tỉnh táo trong công việc, cuộc sống.
Nguyên nhân xảy ra
Tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào với thời gian kéo dài từ vài đêm đến vài tuần hoặc thậm chí là vài năm. Có một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề rối loạn giấc ngủ như:
Căng thẳng thần kinh
Những căng thẳng, áp lực gặp phải trong cuộc sống thường ngày có thể khiến lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể giảm xuống. Điều này gây cản trở khả năng chuyển hóa melatonin - một hợp chất giúp bạn dễ ngủ hơn.
Đây chính là nguyên nhân khiến các bệnh nhân bị tự kỷ hay trầm cảm khó có thể ngủ sâu giấc, lâu dần sẽ bị mất ngủ mãn tính và ảnh hưởng ngày một xấu đến sức khỏe và cả tính mạng.
Do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mang thai
Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn là một trong các vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Sự rối loạn hormone estrogen và progesterone là thủ phạm chính gây ra các vấn đề sức khỏe và khiến tinh thần của họ luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, bốc hỏa. Điều này khiến gây tình trạng khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, mất ngủ càng trở nên nặng hơn.
Đặc biệt, có tới 60% phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và nhất là tâm lý sợ con khóc giữa đêm của người mẹ.
Do ảnh hưởng của tuổi tác
Tình trạng giấc ngủ chập chờn, tỉnh giấc giữa đêm thường gặp ở người có độ tuổi trên 60. Do quá trình lão hóa, lượng hormone Melatonin không còn được tiết ra quá nhiều khiến thời gian ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ của họ càng giảm sút.
Do thói quen sinh hoạt
Một nguyên nhân khác khiến giấc ngủ trở nên chập chờn đó chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Việc thường xuyên ăn đêm, ăn quá no, ăn quá thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thường xuyên thức khuya chơi game, xem phim và sử dụng các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ sẽ là “con dao” sắc bén phá hỏng giấc ngủ hằng đêm của bạn.
Cách điều trị
Việc giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc ảnh hưởng xấu đến các chức năng của não bộ, sức khỏe thể chất và cả tâm lý. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra sự rối loạn giấc ngủ và thử áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây:
Tạo thói quen ngủ
Hãy lập cho mình một thời gian biểu đi ngủ và thức dậy đúng giờ và cố gắng tuân thủ chúng thật nghiêm ngặt. Dù là ngày lễ hay cuối tuần, hãy nhớ cố gắng không thức khuya, không ngủ nướng và không ngủ trưa quá lâu.
Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng loại bỏ các yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như: Sử dụng rèm cửa dày để cản bớt ánh sáng bên ngoài; đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ, thông thoáng; sử dụng loại nệm chất lượng cao như nệm cao su, nệm lò xo liên kết, nệm bông ép Liên Á để mang lại giấc ngủ thoải mái nhất.
Tránh xa thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử phát ra nguồn ánh sáng xanh độc hại đối với mắt và giấc ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ khiến não bộ của bạn luôn ở trong trạng thái tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây uể oải tinh thần.
Luyện tập thể dục thể thao
Các hoạt động thể dục thể thao vào ban ngày sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Hãy thực hiện luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sản xuất hormone melatonin, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Kết luận
Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn của bạn kéo dài mà vẫn không cải thiện dù đã áp dụng rất nhiều phương pháp, hãy tới bệnh viện để có thể thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn muốn lựa chọn cho mình một sản phẩm chăm sóc sức khỏe giấc ngủ, liên hệ ngay với Thế Giới Nệm để nhận ngay bảng giá nệm Liên Á và giá nệm cao su mới nhất!
Bài viết liên quan:
Có nên dùng gối gác chân khi ngủ không?
Ngủ hay nói mớ liệu có phải là vấn đề đáng lo?
Ngủ dậy mắt bị mờ phải làm sao?
Nên ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Mệnh Kim ngủ quay đầu hướng nào tốt?
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)