Nội dung
Hiện tượng ngủ mê ngủ manDấu hiệu của chứng ngủ mê manNguyên nhân gây ra triệu chứng ngủ mê manĐiều trị chứng ngủ mê manRối loạn giấc ngủ trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ngay sau khi cả thế giới đang trải qua thời kỳ hậu Covid. Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người thường xuyên mất ngủ, ngủ không say giấc, chập chờn và thức dậy giữa đêm. Nhưng bệnh cạnh đó, có nhiều người lại ngủ li bì, ngủ mê man, thường xuyên buồn ngủ dùng đang ở trong bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Những người luôn trong tình trạng như vậy thường có nguy cơ bị tai nạn giao thông và gặp các sự cố khác. Đây cũng là một căn bệnh không hiếm gặp và có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh trở nên như vậy. Việc tìm ra nguyên nhân sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị. Do đó, hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu căn bệnh bí ẩn này nhé!
Hiện tượng ngủ mê ngủ man
Hiện tượng ngủ mê man là một trong trong những triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động hằng ngày như lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc.
Đặc điểm rõ rệt nhất của chứng bệnh ngủ mê man này chính là ngủ rất nhiều. Mặc dù đã ngủ rất nhiều nhưng sau khi tỉnh dậy họ vẫn không tỉnh táo, thiếu nhận thức với môi trường xung quanh, đầu có mơ hồ, các hành vi không được kiểm soát.
Dấu hiệu của chứng ngủ mê man
Dấu hiệu chính của hội chứng này là tình trạng buồn ngủ quá mức. Một khi người bệnh đã chìm vào giấc ngủ thì khó lòng mà đánh thức được. Kèm theo đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác như:
-
Thức dậy khó khăn
-
Dễ dàng chìm vào giấc ngủ
-
Ngủ nhiều lần trong ngày
-
Liên tục cảm thấy mệt mỏi
-
Ngủ vào những thời điểm không cố định
-
Cho dù môi trường, ánh sáng hay âm thanh thay đổi thì người bệnh cũng khó mà thức giấc được
-
Cảm thấy không tỉnh táo hoặc bực bội sau khi thức giấc
-
Khả năng tập trung luôn bị giảm
-
Đôi khi xuất hiện ảo giác
-
Dễ bị trầm cảm, có sự thay đổi về nhân cách hoặc nhân thức
Nguyên nhân gây ra triệu chứng ngủ mê man
Hội chứng ngủ mê man có thể do sự gia tăng các hóa chất gây buồn ngủ trong não. Các yếu tố khác khiến bạn dễ mắc phải hội chứng này bao gồm:
-
Căng thẳng
-
Tình trạng sức khỏe kém
-
Người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc vừa trải qua thời kỳ khó khăn
-
Từng bị nhiễm virus
-
Uống quá nhiều rượu
-
Từng bị chấn thương đầu
-
Có thành viên trong gia đình mắc hội chứng ngủ li bì hay chứng ngủ rũ
-
Có tiền sử bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực, Alzheimer hoặc Parkinson.
Điều trị chứng ngủ mê man
Các căn bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bệnh sớm, dứt điểm, tận gốc là điều mà bất cứ ai gặp phải căn bệnh này cũng mong muốn.
Tuy nhiên, một sai lầm mà nhiều người thường hay mắc phải khi bị rối loạn giấc ngủ là tự ý mua thuốc để sử dụng, với hy vọng có những giấc ngủ ngon và tỉnh dậy được tỉnh táo hơn. Điều này cực kỳ nguy hiểm và không được bất cứ nhà chuyên môn nào khuyến khích. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống được ổn định, bạn có thể thử qua những cách an toàn dưới đây:
-
Xây dựng lại đồng hồ sinh học trong cơ thể bằng cách thức và ngủ vào một thời điểm cố định. Ngủ trưa khoảng 20 đến 1 tiếng mỗi ngày và chỉ ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư cho giấc ngủ bằng những sản phẩm chất lượng như nệm cao su, nệm cao su tổng hợp, nệm cao su nhân tạo của những thương hiệu uy tín và lâu đời.
-
Không sử dụng các chất kích thích, các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều cafein, bia, rượu. Sử dụng các chất này, đặc biệt là vào ban đêm, có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ngủ li bì, ngủ mê man.
-
Không ăn thực phẩm nhiều tinh bột, thực phẩm khó tiêu hóa. Vì khi ăn quá nhiều, đặc biệt là các thực phẩm khó tiêu hóa sẽ làm cho bao tử làm việc cật lực. Do đó, máu không thể cung cấp đủ cho não để duy trì sự tỉnh táo, từ đó gây nên chứng buồn ngủ và ngủ mê man.
-
Duy trì chế độ tập thể ít nhất là 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng chống một số bệnh tật phát sinh. Tuy nhiên, tuyệt đối không tập thể dục mạnh và sát giờ ngủ, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như hít thở, yoga để giúp tâm trí được nhẹ nhàng.
-
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tình trạng của bạn đã quá trầm trọng và không thể nào cải thiện được, tốt nhất nên tham vấn những bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được nguyên nhân gốc rễ đồng thời có những giải pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng và an toàn.
Triệu chứng mê man, ngủ không dậy được có thể gặp rất nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên buồn ngủ, mệt mỏi, ngủ mê man cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của những căn bệnh nguy hiểm liên quan tới não bộ, tim và hệ hô hấp. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên cần quan tâm đến sức khỏe hơn và chọn địa chỉ thăm khám uy tín.
Bài viết liên quan:
Làm cách nào để điều trị chứng ngủ gật?
Ngủ dậy bị chóng mặt cảnh báo điều gì?
Tiếng ồn trắng ảnh hưởng như thế nào đối với giấc ngủ trẻ sơ sinh?
Làm thế nào để vượt qua "giấc ngủ trắng" khi lái xe?
Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid?
Những sản phẩm nệm tốt cho giấc ngủ:
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(2 đánh giá)
(2 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)