Fraud Blocker
Khu vực bạn chọn
Danh mục
0
Điện thoại đặt hàng 0707 325 325

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid?

Ngày đăng: 11:49 23-06-2022 | 1159 lượt xem

Bên cạnh các triệu chứng như khó thở, tức ngực, đau đầu, trầm cảm thì FO sau khi khỏi bệnh còn bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày, cụ thể là tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ngon, mất ngủ tác động rất lớn tới sự hồi phục sức khỏe trong giai đoạn trước và hậu Covid, làm gia tăng sự mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu.... Nặng hơn, mất ngủ còn dẫn đến trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác và cả nguy cơ tai nạn.

Mất ngủ hậu Covid còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim), tiểu đường, tổn hại gan, hệ tiêu hóa hoạt động kém, da nhanh lão hóa và sạm da. Trước hàng ngàn tác hại to lớn của mất ngủ hậu Covid, giải pháp nào có thể giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nhé!

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 01
Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid?

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? | Thegioinem.com

Hội chứng hậu Covid là gì?

Hội chứng hậu Covid-19 là các triệu chứng tái phát, kéo dài hoặc xuất hiện các vấn đề sức khỏe mới sau khi khỏi bệnh. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Hội chứng Covid kéo dài gây tổn thương nghiêm trọng các bộ phận của cơ thể. Mặc dù cơ thể đã tự sản sinh được hệ miễn dịch chống lại virus nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng về: hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông... Triệu chứng thường gặp nhất là: mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, rụng tóc, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hậu Covid.

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 02
Hội chứng hậu Covid là gì?

Tại sao hậu Covid gây mất ngủ

Rất nhiều lời than phiền của các bệnh nhân từng bị lây nhiễm rằng, họ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn kể từ khi bước vào giai đoạn hậu Covid, vậy nguyên nhân có thể là gì? 

  • Thói quen sinh hoạt bị thay đổi, đa phần là do thời gian dưỡng bệnh, F0 thường xuyên thấy mệt mỏi, ngủ nghỉ vào ban ngày, dành nhiều thời gian trên giường. Do đó, khi quay lại cuộc sống bình thường, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nhưng ban đêm lại không thể chợp mắt. 

  • Áp lực, lo lắng quá mức, đau khổ vì mất mát (mất người thân, thiệt hại tài chính), gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến nhiều người gặp các vấn đề về thần kinh, trong đó có mất ngủ là phổ biến nhất.

  • Ngủ là một quá trình phức tạp cần đến sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ phận khác nhau. Các triệu chứng dai dẳng như tức ngực và khó thở khiến nhiều người có giấc ngủ chập chờn, không trọn vẹn.

  • Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị cũng khiến tình trạng mất ngủ hậu Covid trở nên nặng nề.

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 03
Hậu Covid gây mất ngủ

Cảnh báo: Nguy hiểm mất ngủ khi bị Covid

Tác hại của mất ngủ hậu Covid

Tác hại của việc mất ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân trong giai đoạn hậu Covid  “khủng khiếp” hơn bạn nghĩ. 

  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ, nhận thức kém: Nhiều người cho rằng trí nhớ của họ bị sa sút nặng nề kể từ khi bị lây nhiễm Covid. Bên cạnh nguyên nhân là do não bộ bị ảnh hưởng và tác động bởi loại vi rút Sars - Covid 2, mất ngủ cũng là yếu tố góp phần khiến sự tập trung và trí nhớ của bệnh nhân bị khuyên giảm.

  • Tăng nguy cơ gây bệnh đột quỵ: Mất ngủ khiến huyết áp không được cân bằng, tuần hoàn máu cũng không lưu thông đều đặn, lượng máu cung cấp không đủ cho não, cộng thêm chứng khó thở, tức ngực hậu Covid, đây là điều kiện thuận lợi để chứng tai biến mạch máu não hoành hành.

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sức khỏe suy kém là tình trạng dễ thấy ở một người mất ngủ. Với những bệnh nhân hậu Covid, mất ngủ khiến quá trình phục hồi kéo dài ra, cơ thể không được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn, làm cơ thể dễ bị tác động bởi những yếu tố tự nhiên, như nhiễm lạnh, sốt, rối loạn đường ruột,..

  • Gây rối loạn tâm lý: Đi kèm với suy giảm về thể lực chính là mặt tinh thần do mất ngủ gây ra. Suy nhược thần kinh, dễ nổi nóng, cáu gắt, mệt mỏi,… là tình trạng thường xảy ra với nhiều người hậu Covid. Mất ngủ có thể khiến tâm lý họ bất ổn, thậm chí là tự kỷ và trầm cảm. 

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 04
Mất ngủ hậu Covid gây suy giảm hệ miễn dịch

Hướng dẫn cách để có giấc ngủ khoa học | Thegioinem.com

Khắc phục chứng mất ngủ hậu Covid

Hiện nay đã có nhiều phương pháp hỗ trợ phòng tránh COVID-19 cũng như hậu COVID-19 khá hiệu quả, bao gồm vaccine, thuốc uống, phác đồ chữa trị và cách chăm sóc thích hợp. Những việc đơn giản cần làm để cải thiện mất ngủ hậu Covid có thể là:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ là cách để lấy lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh. Bạn nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 05
Bổ suy đầy đủ chất dinh dưỡng

Điểm mặt các thực phẩm gây mất ngủ mà bạn nên tránh | Thegioinem.com

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: không để bản thân chịu áp lực, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ. Làm việc vừa sức, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Tìm hiểu thêm thông tin chính thống về các di chứng hậu Covid để giảm bớt những lo lắng. sợ hãi.

  • Duy trì sinh hoạt khoa học: Cần duy trì sinh hoạt theo một lịch trình khoa học, nhất quán, quan trọng phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, nên đi ngủ sớm, thức dậy sớm để cơ thể và tinh thần không bị mệt mỏi. Nhiều người có thói quen sử dụng thiết bị điện tử liên tục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới khó ngủ, mất ngủ nên bạn cần giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử để có một giấc ngủ ngon hơn.

  • Lựa không gian phòng ngủ phù hợp: Nhiều người trở nên nhạy cảm với tiếng ồn, nhạy cảm với ánh sáng sau khi trải qua đợt dịch bệnh nghiêm trọng. Điều này cũng khiến họ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Để cải thiện điều đó, bạn nên tạo một môi trường ngủ trong sạch, thoáng mát, không có quá nhiều tiếng ồn, có thể sử dụng nệm cao su êm ái và kết hợp tinh dầu để dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid? 06
Tiếng ồn và ánh sáng khiến nhiều người mất ngủ

Nếu tình trạng mất ngủ hậu Covid của bạn đã quá trầm trọng và không có cách nào khắc phục được, Thế Giới Nệm khuyến cáo bạn nên gặp và thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin Thế Giới Nệm đã cung cấp trên bài viết, bạn đã thêm về tình trạng mất ngủ hậu Covid-19 cùng cách khắc phục hiệu quả và kiếm lại được những giấc ngủ thật ngon.

Thảo luận bài viết "Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ hậu covid?"

Họ tên (*)

Số điện thoại (*)

Nội dung
Gửi đi

    Show 24 of 2908

    Xem thêm
    Nệm Tatana - Mát lạnh sảng khoái

    Bài viết mới nhất

    Màn dạo đầu là gì? Cách để có màn dạo đầu thăng hoa

    Màn dạo đầu là gì? Cách để có màn dạo đầu thăng hoa

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giải đáp: Phụ nữ thích sờ chỗ nào nhất của đàn ông?

    Giải đáp: Phụ nữ thích sờ chỗ nào nhất của đàn ông?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Sống thử trước hôn nhân là gì? Lưu ý khi chọn sống thử trước hôn nhân

    Sống thử trước hôn nhân là gì? Lưu ý khi chọn sống...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Hickey là gì? Dấu vết hickey có nguy hiểm không?

    Hickey là gì? Dấu vết hickey có nguy hiểm không?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    4 thói quen giúp giữ gìn hạnh phúc vợ chồng trong giấc ngủ

    4 thói quen giúp giữ gìn hạnh phúc vợ chồng trong giấc...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bí kíp dành riêng cho các ông chồng khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối

    Bí kíp dành riêng cho các ông chồng khi vợ không mặn mà...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Trap là gì? Dấu hiệu để nhận ra đâu là Trap Boy/Trap Girl

    Trap là gì? Dấu hiệu để nhận ra đâu là Trap Boy/Trap Girl

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bạn đời là gì? Các tips để chọn bạn đời phù hợp

    Bạn đời là gì? Các tips để chọn bạn đời phù hợp

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    FWB, ONS, GWTF là gì? Những mối quan hệ này tốt hay xấu?

    FWB, ONS, GWTF là gì? Những mối quan hệ này tốt hay xấu?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bí mật chốn phòng the mà chàng nên biết

    Bí mật chốn phòng the mà chàng nên biết

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Bí quyết giường chiếu giúp cuộc yêu thăng hoa

    Bí quyết giường chiếu giúp cuộc yêu thăng hoa

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 dấu hiệu nhận biết hai bạn hòa hợp trong chuyện yêu

    5 dấu hiệu nhận biết hai bạn hòa hợp trong chuyện yêu

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giá vàng đang trên đà tăng, nên mua vào hay bán ra?

    Giá vàng đang trên đà tăng, nên mua vào hay bán ra?

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực

    Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử, ý nghĩa mùng 10/3 âm lịch

    Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử, ý nghĩa mùng 10/3 âm lịch

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Cuckold là gì? Hệ lụy khi lựa chọn mối quan hệ Cuckold

    Cuckold là gì? Hệ lụy khi lựa chọn mối quan hệ Cuckold

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Ngày quốc tế lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ

    Ngày quốc tế lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa của...

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Femdom là gì? Các cách phụ nữ thống trị cuộc yêu

    Femdom là gì? Các cách phụ nữ thống trị cuộc yêu

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Mama Boy là gì? 7 dấu hiệu nhận biết Mama Boy

    Mama Boy là gì? 7 dấu hiệu nhận biết Mama Boy

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    Giảm ngay mỡ bụng khi nằm trên giường tập thể dục

    Giảm ngay mỡ bụng khi nằm trên giường tập thể dục

    6 ngày trước4 Hỏi đáp

    5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

    Zalo Facebook