Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Mua Nệm, Ga, Gối Ưu Đãi 70% Chỉ Từ 49k tại Thế Giới Nệm

Ung thư có gây mất ngủ không? Các rối loạn giấc ngủ khi bị ung thư

Cập nhật 21:33 29/02/2024
Chia sẻ:
Nội dungUng thư gây mất ngủ không?Các rối loạn giấc ngủ khi bị ung thưChứng ngủ nhiều (Hypersomnia)Hội chứng ngủ gà (Somnolence syndrome)Ác mộngChứng mất ngủ (Insomnia)Biện pháp giúp bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơnCác liệu pháp thư giãnTạo thói quen ngủ tốtĂn kiêng và tập thể dục Kết bài

Ung thư có gây ngủ không? Đối với bệnh nhân mắc ung thư, họ phải trải qua và đối mặt với căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tâm lý của họ. Chưa kể đến, trong quá trình điều trị họ phải gặp những hậu quả, chứng bệnh kèm theo phải kể đến như rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về “Ung thư có gây mất ngủ không?” và tìm hiểu về các loại rối loạn giấc ngủ đang có hiện nay nhé!

Ung thư gây mất ngủ không?

Đối với con người và các sinh vật sống trên hành tinh, giấc ngủ là điều quan trọng và cần thiết cho việc có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Nhưng đối với bệnh nhân ung thư, việc ngủ ngon là rất khó khăn, vì ung thư có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các yếu tố như lo lắng, đau đớn, và tác động của các liệu pháp điều trị có thể gây mất ngủ:

  1. Đau đớn: người bệnh ung thư thường phải đối mặt với đau đớn từ bệnh lý và các phương pháp điều trị. Đau có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tạo điều kiện không thuận lợi cho một giấc ngủ sâu.
  2. Tác động của hóa trị và phẫu thuật: các liệu pháp điều trị như hóa trị và phẫu thuật có thể tạo ra tác động phụ như mệt mỏi, buồn nôn, hay thậm chí làm thay đổi hormone, tất cả đều có thể gây mất ngủ.
  3. Lo lắng và stress tinh thần: ung thư và quá trình điều trị có thể tạo ra một lượng lớn stress và lo lắng. Nếu không quản lý được, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  4. Thay đổi cơ bản của cơ thể: Các biến động nội tiết, thay đổi trong cơ thể do điều trị, và thậm chí là căn bệnh chính nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ tự nhiên của người bệnh.
Ung thư gây mất ngủ không?


Ngoài các yếu tố trên, các bệnh nhân ung thư còn có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Điều đó càng không thể làm cho bệnh nhân không thể ngủ được.

Các rối loạn giấc ngủ khi bị ung thư

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mô hình giấc ngủ bình thường. Nếu giấc ngủ bị cản trở, ngủ không được lâu có thể làm cho não không thể hoàn thành các nhiệm vụ nhằm phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Rối loạn giấc ngủ có rất nhiều loại, hãy cùng xem có những loại rối loạn giấc ngủ khi bị ung thư nào nhé: 

Chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)

Chúng ngủ nhiều hay còn được gọi là Hypersomnia, là một trạng thái mà người bệnh trải qua giấc ngủ mà không cảm thấy được hỗ trợ hoặc sảng khoái. Nó khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ khi đã được ngủ đủ giấc vào buổi tối và nó có thể làm chúng ta ngủ quá mức vào ban ngày.

Căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây ra mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc duy trì công việc, học tập, hay các hoạt động xã hội. Căn bệnh này thường được gặp một số loại bệnh ung thư hoặc đặc biệt là được ở những người đang được điều trị bệnh bằng hóa trị.

Hội chứng ngủ gà (Somnolence syndrome)

Hội chứng ngủ gà hay Somnolence syndrome, là căn bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ kéo dài cả ngày và làm cho người bệnh không thể giữ được tỉnh táo. Khi mắc chứng bệnh này, các bệnh nhân đa số sẽ gặp những triệu chứng như sau:

  • Cơ thể xuất hiện đột ngột các cử chỉ không thể kiểm soát được trong thời gian ngắn rồi trở lại bình thường.
  • Nói lắp, nói ngọng thường xuyên xuất hiện trong thời gian ngắn rồi trở lại bình thường
  • Gặp ảo giác khi ngủ khiến bệnh nhân không thể ngủ yên giấc, triệu chứng này khi xảy ra sẽ kèm theo ác mộng rất chân thật khi ngủ, khiến bệnh nhân có cảm giác mê man, không thể cử động được như bị bóng đè
Hội chứng ngủ gà (Somnolence syndrome)
 

Ác mộng

Ác mộng luôn xuất hiện với những giấc mơ tiêu cực, khiến cho người gặp lúc nào cũng có tâm trạng sợ hãi khi về đêm mỗi khi vào giấc ngủ. Ác mộng cho ta vào những giấc mơ có cảm giác thực tế, sống động và cực kì khó chịu, nó cho ta cảm giác hồi hộp, sợ hãi với mọi thứ đang diễn ra trong giấc mơ, người thấy sẽ trở nên mệt mỏi, đổ mồ hôi hoặc tim đập thình thịch khi trải qua những điều đó.
 

Ác mộng

Ác mộng thường thi thoảng mới xảy ra, nhưng với bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì khác, ác mộng dường như sẽ xuất hiện thường xuyên với các loại ung thư khác. Nó thậm chí xuất hiện liên tục trong một đêm, khiến người bệnh không thể ngủ được vào buổi tối, mệt mỏi vào buổi sáng. Nếu tình trạng liên tục xảy ra, sẽ khiến bệnh nhân bị giảm sức khỏe, bị giảm hệ miễn dịch càng khiến tình trạng bệnh càng tệ hơn. Ác mộng có thể kèm theo vài biến chứng:

  • Mệt mỏi vào buổi sáng, làm cho cơ thể không thể hoạt động tốt
  • Ảnh hưởng tới tâm trạng, dễ xuất hiện chứng bệnh trầm cảm, luôn cảm thấy sợ hãi mỗi ngày
  • Còn tệ hơn, có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự tử

Chứng mất ngủ (Insomnia)

Chứng mất ngủ (Insomnia) là 1 chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến mà mọi người trải qua ở mọi cấp độ khác nhau, nó làm cho ta không thể vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì giấc ngủ sâu được.

Với bệnh nhân ung thư việc mắc chứng mất ngủ là cực kì biến và thường xuyên xuất hiện ở các bệnh nhân, việc dẫn đến chứng mất ngủ nguyên do là:

  • Do các bệnh nhân đau đớn do căn bệnh của mình nên có thể vì thế mà làm gián đoạn mất ngủ và làm tăng khả năng mất ngủ.
  • Bệnh nhân lo lắng về bệnh tình của mình dẫn đến stress và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ 
  • Do sự tác động của việc điều trị: hóa trị và phẫu thuật có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, làm thay đổi các hormone trong cơ thể nên gây ra chứng mất ngủ

Biện pháp giúp bệnh nhân ung thư ngủ ngon hơn

Việc các bệnh nhân ung thư việc gặp các chứng rối loạn giấc ngủ là thường xuyên. Khi có những biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân nên chia sẻ cho bác sĩ để họ có những giải pháp điều trị tốt nhất. Đồng thời, bệnh nhân thay đổi lối sống tích cực và áp dụng để có được những giấc ngủ ngon.

Các liệu pháp thư giãn

Bệnh nhân nên tập làm quen những điều này trước khi ngủ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn như:

  • Tập và thực hành thở sâu và thiền trước khi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào sâu giấc ngủ.
  • Thư giãn bằng những bài tập yoga hoặc chạy bộ giúp giảm căng thẳng cơ bắp và tâm trạng dẫn đến việc ngủ ngon
  • Tưởng tượng những hình ảnh dễ chịu , tích cực có thể giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn
  • Tập trung chăm sóc bản thân, tắm nước nóng, đọc sách hoặc hoạt động yêu thích trước khi đi ngủ giúp cơ thể thoải mái hơn dễ vào giấc ngủ sâu
Các liệu pháp thư giãn
 

Tạo thói quen ngủ tốt

Việc tạo những thói quen tốt giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, và là cách điều trị tự nhiên cho người mắc chứng rối loạn giấc ngủ nhất là bệnh nhân ung thư:

  • Tạo lịch trình ngủ đều đặn: đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm mỗi ngày giúp điều chỉnh lại “Đồng hồ sinh học” của cơ thể, cải thiện chu kỳ giấc ngủ.
  • Tạo môi trường ngủ tốt: phải đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái và tối. Sử dụng rèm cửa để che ánh sáng bên ngoài và giảm tiếng ồn nếu cần thiết.
  • Tránh tiêu thụ caffeine và thuốc lá ít nhất 4 đến 6 tiếng trước khi ngủ.
  • Hạn chế ăn thức ăn hoặc uống nước quá nhiều và cuối ngày để giảm khả năng thức giấc do tiêu hóa

Ăn kiêng và tập thể dục

Thực hiện các chế độ ăn lành mạnh và thực hiện những hoạt động nhẹ sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư, đồng thời giúp cải thiện tốt và chấm dứt chứng rối loạn giấc ngủ

Với chế độ ăn kiêng cần thực hiện như sau:

  • Giữ cân nặng ổn định có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh và bớt mệt mỏi.
  • Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ chất theo bảng kim tự tháp thức ăn, đặc biệt phải bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất từ rau củ, trái cây, và hấp thụ nguồn protein lành mạnh.
  • Hạn chế những thức ăn chế biến nhiều và các thực phẩm hóa chất.
Ăn kiêng và tập thể dục


Với việc tập thể dục thì nên lưu ý tới những việc sau:

  • Chú ý nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga có thể cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Trước khi tập những bài tập thể dục nào, bệnh nhân nên thảo luận trước với bác sĩ để được tập những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
  • Tập thể dục vào buổi sáng và buổi trưa có thể giúp cân bằng chu kỳ giấc ngủ và hỗ trợ cơ thể trong việc quản lý năng lượng.
Ăn kiêng và tập thể dục


Kết bài

Thông qua bài viết về “ung thư có gây mất ngủ không?” trên có thể thấy rằng nó có sự liên kết mạnh mẽ với nhau. Dưới tác động về căn bệnh và phương pháp điều trị, bệnh nhân ung thư không chỉ đối mặt với nhiều thách thức về mặt tâm lý mà còn phải đối mặt với 1 trong những hậu quả tiêu cực là chứng rối loạn giấc ngủ. 

Vì vậy, việc quản lý giấc ngủ trong quá trình điều trị bệnh không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tích cực đến quá trình phục hồi .Sự hỗ trợ tâm lý và vật lý từ đội ngũ y tế và kết hợp với những phương pháp điều thư giãn và thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân đối mặt với thử thách một cái hiệu quả hơn.

------------------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Nhấn “Quan tâm” Zalo OA của Thế Giới Nệm để nhận các ưu đãi đặc biệt: https://zalo.me/816994836045545813

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/

Stores: https://thegioinem.com/stores

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 21:33 29/02/2024
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ
Hotline Miền Bắc
Hotline Miền Nam
Chat Zalo
Chat Facebook