Nội dung
Hội chứng mất ngủ là gì?Những ảnh hưởng của hội chứng mất ngủ đến sức khoẻHệ miễn dịchHệ tiêu hoáHệ thần kinhHệ tim mạchCác biện pháp phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủThay đổi lối sống và thói quen: đi ngủ đúng giờ, tập thể dục, kiểm soát cảm xúcSử dụng phương pháp thư giãn như yoga, kỹ thuật thởĐiều trị bằng thuốc (chỉ được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ)Kết luậnMất ngủ là vấn đề thường gặp ở nhiều người trong cuộc sống ngày nay, nó luôn là căn bệnh nan giải đối với các chuyên gia. Vậy hội chứng mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu về chứng mất ngủ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một vấn đề rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm hoặc không thể quay lại giấc ngủ và có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Nếu không được giải quyết kịp thời và đúng cách thì hội chứng mất ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc, chất lượng cuộc sống và đặc biệt là sức khỏe cơ thể.
Theo y khoa, hội chứng mất ngủ được chia thành 2 dạng cơ bản:
- Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ xảy ra không thường xuyên, và không kéo dài quá 1 tháng.
- Mất ngủ mãn tính: Là tình trạng mất ngủ thường xuyên, có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần, và có thể kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Ngoài ra, trên thực tế có rất nhiều loại mất ngủ khác nhau, điều này sẽ được các chuyên gia bác sĩ chẩn đoán thông qua một số biện pháp y khoa. Một trong số đó phải kể đến đó là:
- Mất ngủ vào ban đêm: Các dấu hiệu thường gặp của người mắc chứng mất ngủ ban đêm bao gồm khó khăn trong việc đến giấc vào mỗi tối, giấc ngủ bị gián đoạn và không đủ sâu. Thời gian ngủ ban đêm cũng thường không đạt 6-8 tiếng như bình thường, chỉ khoảng 3-4 tiếng trước khi bị thức dậy.
- Mất ngủ kinh niên (mất ngủ kéo dài): Nếu không được chữa trị kịp thời, mất ngủ có thể trở thành tình trạng mất ngủ kinh niên, gây nhiều khó khăn và phiền toái trong cuộc sống. Điều trị mất ngủ kéo dài sẽ trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân theo phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế.
- Mất ngủ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh thường gặp phải tình trạng mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cảm giác đau ở vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn), mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm sóc con và các tình trạng trầm cảm sau sinh.
- Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ bao gồm một loạt các tình trạng như mất ngủ, ngủ rũ ban ngày, ngủ quá nhiều nhưng vẫn không đủ, và rối loạn nhịp thức - giấc ngủ. Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ có thể do các cử động không đều hoặc không kiểm soát được, hội chứng chân không yên, ngáy và ngưng thở khi ngủ, mộng du và nghiến răng ...
Những ảnh hưởng của hội chứng mất ngủ đến sức khoẻ
Hiện nay, tình trạng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, dẫn đến số lượng người đến khám và chữa trị mất ngủ đang ngày càng tăng lên, và cả những người trẻ tuổi (khoảng 25% là người từ 18-30 tuổi) cũng không tránh khỏi. Tình trạng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay địa vị xã hội. Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ thống sức khỏe con người, cụ thể là:
-
Hệ miễn dịch
Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể một cách tiêu cực. Khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các chất bảo vệ như kháng thể và cytokine để chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi bị mất ngủ, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ, do đó sự tạo ra các chất bảo vệ trong hệ miễn dịch sẽ bị ức chế hoặc giảm đi.
Điều này sẽ dẫn đến việc hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó làm giảm chức năng/ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài và làm chậm quá trình phục hồi của sức khỏe sau bệnh tật.
-
Hệ tiêu hoá
Khi có hội chứng mất ngủ, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol, một hormone stress có thể làm tăng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy có thể xảy ra khi cortisol được sản xuất trong cơ thể quá nhiều. Hơn nữa, mất ngủ cũng có thể gây ra tình trạng giảm ăn, tăng cân và đặc biệt là tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Điều này có thể xảy ra do mất ngủ có thể làm giảm sự kiểm soát của cơ thể về đường huyết và hormone insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, mất ngủ kéo dài có thể làm giảm mức độ của hormone Leptin - chất điều tiết cảm giác no và tăng mức độ của hormone Ghrelin - chất kích thích cảm giác đói trong cơ thể. Hiện tượng này dẫn đến việc những người mất ngủ thường cảm thấy đói, thèm ăn và ăn nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến thừa cân, béo phì.
-
Hệ thần kinh
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu bị mất ngủ mãn tính, hệ thần kinh có thể bị gián đoạn trong việc gửi và xử lý thông tin. Mất ngủ cũng có thể ngăn chặn hệ thần kinh tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người bị bệnh. Ngoài ra, mất ngủ còn gây khó tập trung trong việc học tập và làm việc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ có tác động tiêu cực đến tâm trạng và trạng thái cảm xúc của con người. Những người bị mất ngủ có thể trở nên dễ bị thay đổi tâm trạng, mất kiên nhẫn và gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và sáng tạo.
Nếu mất ngủ kéo dài, có thể dẫn đến hiện tượng ảo giác và tình trạng trầm cảm ở những người mắc rối loạn lưỡng cực. Nguy hiểm hơn, mất ngủ có thể gây ra các rủi ro tâm lý, bao gồm lo lắng, hoang tưởng, bốc đồng và ý định tự tử.
-
Hệ tim mạch
Hội chứng mất ngủ có thể gây ra tác hại đáng kể đến hệ tim mạch. Khi người bệnh mất ngủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone stress như cortisol và adrenaline, gây tăng huyết áp và nhịp tim, cả hai yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Bởi vì mất ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động của hệ thống thần kinh, do đó, nó có thể dẫn đến một số vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp, giảm độ linh hoạt của mạch máu và tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch và nhồi máu cơ tim.
Do đó, việc duy trì giấc ngủ đầy đủ và chất lượng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của hệ tim mạch.
Các biện pháp phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủ
Nếu bạn gặp tình trạng mất ngủ liên tục, xuất hiện từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục, hoặc bạn cảm thấy nó ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe cơ thể, thì nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Một số biện pháp phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủ được các chuyên gia khuyên dùng đó là:
Thay đổi lối sống và thói quen: đi ngủ đúng giờ, tập thể dục, kiểm soát cảm xúc
Để phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủ, thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày là một phương pháp hiệu quả.
- Đi ngủ đúng giờ: Tạo ra một thói quen đi ngủ đúng giờ hàng ngày để cơ thể có thể thích nghi với thời gian ngủ.
- Tập thể dục: Tập luyện thể dục đều đặn trong ngày không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe, mà còn giúp cơ thể mệt mỏi hơn, tạo ra nhu cầu giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Kiểm soát cảm xúc: Học cách quản lý stress và kiểm soát cảm xúc, tránh những suy nghĩ tiêu cực, lo âu hay căng thẳng là cách giúp tâm trạng được thư thái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá. Đồng thời, trong bữa ăn hằng ngày phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển và hoạt động tốt hơn.
- Tạo môi trường ngủ tốt: Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong phòng ngủ để tạo ra một môi trường thoải mái, yên tĩnh và tối giản các yếu tố gây phiền nhiễu. Ngoài ra, nên trang bị các sản phẩm nệm êm ái có độ đàn hồi cao như nệm cao su, nệm lò xo để giúp nâng đỡ cơ thể và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
- Giảm thiểu các thói quen xấu: Không xem các thiết bị điện tử trước khi ngủ, không uống quá nhiều nước vào buổi tối, không nên ngủ trưa quá nhiều là một trong những thói quen cần loại bỏ để giúp việc phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủ được hiệu quả hơn.
Sử dụng phương pháp thư giãn như yoga, kỹ thuật thở
Phương pháp thư giãn như yoga và kỹ thuật thở có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị hội chứng mất ngủ. Yoga là một loại hình tập luyện tập trung vào việc kết hợp giữa các tư thế cơ thể, hơi thở và tập trung tâm trí để giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy việc thực hiện yoga có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng mất ngủ.
Kỹ thuật thở cũng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Việc tập trung vào hơi thở và điều chỉnh nó có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp cho cơ thể và tâm trí được thư giãn hơn. Các kỹ thuật thở đơn giản như hít thở sâu và thở ra chậm cũng có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
Điều trị bằng thuốc (chỉ được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ)
Nếu tình trạng mất ngủ của bạn diễn ra liên tục, và sau khi bạn đã thử các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ và môi trường ngủ thoải mái mà vẫn khó ngủ thì các chuyên gia bác sĩ sẽ tiến hành việc điều trị bằng thuốc.
Các loại thuốc thông thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ bao gồm Orlanzapin, Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,... chủ yếu có tác dụng làm dịu tinh thần, ổn định cảm xúc và giảm căng thẳng thần kinh, từ đó giúp người dùng có cảm giác buồn ngủ hoặc mơ màng. Chúng cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn thần kinh như hoang tưởng, ảo giác và tâm thần phân liệt. Nếu sử dụng kết hợp với các loại thuốc ngủ hoặc thuốc gây mê, chúng có thể tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, các loại thuốc ngủ kê đơn không được khuyến khích dùng lâu dài, vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, suy giảm nhận thức, phụ thuộc thuốc, lạm dụng thuốc… Vì vậy, thuốc an thần chỉ được sử dụng cho những người được kê đơn và chỉ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ để sử dụng theo chỉ định.
Nếu người dùng thuốc gặp bất cứ tình trạng nào, họ nên đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Kết luận
Có thể nói, mất ngủ là hội chứng gây ra rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu chúng ta phát hiện và tìm đến các chuyên gia bác sĩ để chẩn đoán thì hội chứng mất ngủ sẽ được điều trị kịp thời và không nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi đêm thật tốt, bạn nên đến với Thegioinem.com để trạng bị các sản phẩm nệm êm ái đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như nệm Tatana, nệm Liên Á, nệm Vạn Thành, … Hiện các sản phẩm đang được bán với mức giá ưu đãi cùng với nhiều quà tặng hấp dẫn, hãy nhanh chân ghé qua tham khảo và mua sắm nhé!
-----------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)