Fraud Blocker
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
Thế Giới Nệm bán sỉ và lẻ chăn ga gối nệm uy tín

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm

Cập nhật 00:24 22/03/2023
Chia sẻ:
Nội dungHypersomnia là gì?  Các triệu chứng của HypersomniaNguyên nhân gây hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)Chẩn đoán & điều trị hội chứng HypersomniaChẩn đoán hội chứng Hypersomnia:Điều trị hội chứng Hypersomnia:Kết luận

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) là căn bệnh liên quan đến sức khỏe giấc ngủ và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm thông tin về hội chứng này nhé!

Hypersomnia là gì?  

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm
Hypersomnia là gì?  
 

Hội chứng ngủ nhiều, hay còn được gọi là Hypersomnia, là thuật ngữ y khoa nhằm chỉ tình trạng cảm thấy buồn ngủ quá độ vào ban ngày, mặc dù đã ngủ đủ giấc hoặc ngủ nhiều vào ban đêm. Nếu mắc chứng này, người bệnh có thể phải ngủ nhiều lần trong ngày. Rối loạn Hypersomnia có thể khiến giấc ngủ kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, hoặc thậm chí là cả tuần.Tuy nhiên, tình trạng ngủ quá nhiều này gây khó khăn cho người bệnh vì ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Theo thống kê, hội chứng ngủ nhiều thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và tác động đến khoảng 5% dân số. Hội chứng này thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc thanh niên, với độ tuổi trung bình từ 17 đến 24 tuổi.

Hội chứng ngủ nhiều khác với chứng ngủ rũ (narcolepsy). Ngủ rũ là một tình trạng thần kinh gây ra cảm giác buồn ngủ đột ngột không thể kiểm soát vào ban ngày. Trong khi đó, những người bị chứng ngủ nhiều có thể tự giác thức nhưng lại cảm thấy mệt mỏi, và xu hướng buồn ngủ ngày càng tăng. 

Theo các chuyên gia y tế, Hypersomnia được chia làm 2 loại cơ bản là nguyên phát và thứ phát:

  • Chứng ngủ nhiều nguyên phát là tình trạng mà không có bất kỳ bệnh lý nào đi kèm, chỉ có triệu chứng mệt mỏi quá mức.
  • Trong khi đó, chứng ngủ nhiều thứ phát là kết quả của các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác, bao gồm chứng ngưng thở khi đang ngủ, bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các tình trạng này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, dẫn đến cảm giác mệt mỏi vào ban ngày.

Các triệu chứng của Hypersomnia

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm
Các triệu chứng của Hypersomnia
 

Thay vì cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ vào ban đêm, những người mắc rối loạn này cảm thấy buộc phải ngủ nhiều lần trong ngày, thường xuyên xảy ra trong các thời điểm không phù hợp như khi đang làm việc, ăn uống hay nói chuyện. Những giấc ngủ ban ngày này thường không giúp giảm các triệu chứng bệnh. Bệnh nhân mắc hội chứng ngủ nhiều sẽ có triệu chứng chính là cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá mức, kể cả khi đã ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Tình trạng này không phải do bất kỳ bệnh lý hay thuốc nào mà bệnh nhân đang sử dụng.

Một số triệu chứng của Hypersomnia mà bạn nên lưu ý để phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Thức dậy khó khăn
  • Ngủ lâu hơn mức trung bình (10 giờ/ ngày trở lên) nhưng vẫn rất buồn ngủ và sau khi ngủ dậy không có sức sống, năng lượng.
  • Lo lắng
  • Tăng nguy cơ bị kích ứng
  • Giảm năng lượng
  • Bồn chồn, không yên, cáu gắt
  • Suy nghĩ chậm
  • Nói chậm
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau đầu, ảo giác
  • Có vấn đề bất ổn với bộ nhớ.

Nguyên nhân gây hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm
Nguyên nhân gây hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)
 

Hypersomnia là hội chứng thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, người trưởng thành và thậm chí là người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân của nó đến từ đâu?

Đến nay, vẫn chưa có đủ căn cứ để khẳng định cụ thể nguyên nhân của hội chứng ngủ nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, mắc phải hội chứng này có thể do sự tăng lượng các chất truyền thần kinh trong não và dịch não tủy bao gồm hypocretin/ orexin, dopamine, histamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA). Sự gia tăng này có thể có tác dụng như thuốc ngủ. Hơn nữa, hội chứng này có thể do di truyền bởi vì có tới 39% số người mắc chứng ngủ nhiều vô căn có tiền sử gia đình. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò của một số gen cụ thể trong chu kỳ sinh học có thể khác nhau ở những người mắc chứng mất ngủ vô căn.

Các yếu tố khác có thể khiến bạn dễ mắc phải hội chứng Hypersomnia hoặc làm cho bệnh phát triển trầm trọng bao gồm:

  • Căng thẳng
  • Đã từng mắc bệnh virus
  • Uống quá nhiều rượu
  • Từng bị chấn thương đầu
  • Có thành viên trong gia đình mắc hội chứng ngủ nhiều
  • Tiền sử bệnh trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực, Alzheimer hoặc Parkinson. Ở những bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm, mất ngủ và ngủ quá nhiều là những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ.

Một số trường hợp, nguyên nhân gây ra hội chứng ngủ nhiều không rõ ràng, được gọi là hội chứng ngủ nhiều nguyên phát, chiếm khoảng 0,01 - 0,02% trong dân số.

Chẩn đoán & điều trị hội chứng Hypersomnia

Chẩn đoán hội chứng Hypersomnia:

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm
Chẩn đoán hội chứng Hypersomnia
 

Một số câu hỏi để chẩn đoán hội chứng Hypersomnia mà bác sĩ thường hay dùng:

  • Tình trạng môi trường ngủ của bạn như thế nào?
  • Bạn thường ngủ vào thời điểm nào?
  • Hiện tại bạn có đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào không?
  • Bạn đã bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ quá mức của mình từ khi nào?
  • Có các yếu tố nào làm cho tình trạng ngủ nhiều của bạn trở nên tồi tệ hơn không? Và có những yếu tố nào có thể giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng ngủ nhiều?

Để xác định chứng ngủ nhiều, các bác sĩ sẽ phân tích các triệu chứng và bệnh sử của bạn, kết hợp với khám sức khỏe tổng quát để đánh giá mức độ tỉnh táo. Các phương pháp chẩn đoán chứng ngủ nhiều bao gồm:

  • Nhật ký giấc ngủ: Ghi lại thời gian ngủ và thức giấc vào ban đêm để theo dõi kiểu ngủ của bản thân.
  • Thang điểm buồn ngủ Epworth: Đánh giá mức độ buồn ngủ để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
  • Kiểm tra độ trễ của giấc ngủ: Đo lường các loại giấc ngủ ngắn trong ngày mà bạn trải qua.
  • Đa ký giấc ngủ: Cần phải đến cơ sở y tế có thiết bị đo đa ký giấc ngủ để theo dõi một số hoạt động liên quan đến giấc ngủ của bạn như não, nhịp tim, chuyển động của mắt, mức oxy và chức năng hô hấp, …

Điều trị hội chứng Hypersomnia:

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) - Thế Giới Nệm
Điều trị hội chứng Hypersomnia
 

Sau khi chẩn đoán hội chứng Hypersomnia, các bác sĩ có thể kê đơn một số chất kích thích như amphetamine, methylphenidate và modafinil để giúp cải thiện cơn buồn ngủ, điều kiện kê đơn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy lưu ý, tất cả các loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự cho phép và theo dõi của bác sĩ. Ngoài ra, các loại thuốc khác như Clonidine, Levodopa, Bromocriptine, các thuốc chống trầm cảm và các chất ức chế monoamin oxydase (MAOI) cũng thường được sử dụng để điều trị hội chứng ngủ nhiều này.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể dặn dò bạn nên thay đổi thói quen sống, vì đây là một phần quan trọng giúp quá trình điều trị hội chứng Hypersomnia được hiệu quả hơn. Từ việc ăn uống lành mạnh, tập luyện sức khỏe hay đến việc giờ giấc ngủ nghỉ cũng phải được kiểm soát chặt chẽ. Sau đây là một số điều mà người bệnh nên làm để cải thiện tình trạng ngủ nhiều:

  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Tránh các chất kích thích như cafein và nicotin trước khi đi ngủ và sau bữa trưa.
  • Tránh các loại thực phẩm gây ợ nóng hoặc cản trở tiêu hóa, chẳng hạn như thực phẩm béo, thực phẩm chiên, thực phẩm cay, trái cây họ cam quýt và đồ uống có ga.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe nhưng hãy lưu ý tránh vận động mạnh vào ban đêm. 
  • Nên đi ngủ vào thức giấc vào một khung giờ nhất định.
  • Nhận thêm ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và làm cho căn phòng tối hơn vào ban đêm.
  • Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ, chẳng hạn như ngâm chân hoặc đọc sách để thư giãn và báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ.
  • Tránh làm việc vào ca đêm
  • Thay đổi môi trường ngủ, giữ nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C, chọn nệm êm ái.
  • Tránh ánh sáng nhân tạo từ điện thoại di động, máy tính... không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Chọn lựa các sản phẩm nệm chăm sóc giấc ngủ chất lượng như nệm cao su, nệm lò xo đến từ hệ thống cung cấp uy tín Thegioinem.com để giúp bạn có giấc ngủ thoải mái và ngon giấc hơn. 

Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản về hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia), đồng thời Thế Giới Nệm cũng cung cấp thêm các cách chẩn đoán và điều trị bệnh. Qua đó, nếu người bệnh đến thăm khám bác sĩ và kiên trì thực hiện các phương pháp cải thiện hội chứng Hypersomnia thì chắc chắn bạn sẽ sớm ngày đẩy lùi được căn bệnh phiền phức này. 

-----------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/

Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

  1. Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
  2. Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
  3. Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
  4. Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
  5. Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
  6. Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
  7. Email: thegioinem.com@gmail.com
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
5 / 5

(0 đánh giá)
(0 Rất hài lòng)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)
Chia sẻ đánh giá của bạn về bài viết này
Đánh giá ngay
Cập nhật 00:24 22/03/2023
Chia sẻ:
Bài viết khác
Xem thêm

5 LỜI CAM KẾT TỪ THEGIOINEM.COM

Liên hệ