Nội dung
Nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?Nguyên nhân gây nghẹt mũi, khó thở khi ngủMẹo trị nghẹt mũi khi ngủ không dùng thuốcTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng liệu pháp massageTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng máy tạo độ ẩm khi ngủTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước muối sinh lýTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước ấmTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng phương pháp xông hơiTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng trà gừngTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng tỏiTrị nghẹt mũi khi ngủ bằng tinh dầuCách chữa trị nghẹt mũi bằng thuốcDùng bình rửa mũi, thuốc xịt mũiUống thuốc kháng histamineNhững điều cần tránh khi bị nghẹt mũi khi ngủTránh tắm muộn, nước lạnhTránh uống nước lạnh hoặc đồ uống có cồnTránh tiếp xúc với thuốc lá hoặc khói bụiKết luậnNghẹt mũi là tình trạng rất phổ biến có liên quan đến đường hô hấp, gây khó thở và phiền toái cho người mắc phải. Hãy cùng Thế Giới Nệm cập nhật các mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ, giúp bạn ngon giấc ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nghẹt mũi ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Nghẹt mũi là tình trạng bị tắc hoặc khó thở qua mũi. Đây là một triệu chứng rất phổ biến và thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi mũi bị nghẹt, không khí sẽ khó đi qua và khiến cho hơi thở không thông thoáng được. Điều này có thể làm cho người bị nghẹt mũi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khó ngủ. Thêm vào đó, nếu không thở được qua mũi, người bị nghẹt mũi sẽ phải thở qua miệng, điều này có thể dẫn đến khô họng, viêm nhiễm họng và gây ra ho, đặc biệt là vào ban đêm.
Ngoài ra, nghẹt mũi cũng có thể gây ra khó chịu và đau đầu do tăng áp lực trong đường hô hấp. Trong trường hợp nặng, nghẹt mũi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc bệnh viêm phế quản.
Nghẹt mũi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn bởi vì nó có thể làm cho bạn khó thở, gây khó chịu và giảm khả năng thở vào đủ khí oxy. Khi bạn ngủ, nếu không thở đủ khí oxy, bạn có thể bị gián đoạn giấc ngủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm.
Ngoài ra, nghẹt mũi cũng có thể gây ra tiếng ngáy hoặc hành hạt khi bạn ngủ, gây khó chịu cho người bạn cùng phòng ngủ hoặc người sống cùng nhà. Những người bị nghẹt mũi cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và khó tập trung trong ngày vì thiếu giấc ngủ đủ và sâu vào ban đêm.
Để chấm dứt các tình trạng phiền toái do nghẹt mũi gây ra, bạn cần phải chăm sóc thể trạng một cách khoa học và tìm hiểu thêm về các mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ. Theo dõi đến hết bài viết này để cập nhật các thông tin chi tiết hơn nhé.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi, khó thở khi ngủ
Có nhiều người cho rằng tình trạng nghẹt mũi và khó thở khi ngủ xảy ra do chất nhầy tích tụ trong đường mũi gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ứ tắc và viêm của các mạch máu trong mũi.
Khi nghỉ hoặc ngủ, huyết áp của chúng ta thay đổi và lưu lượng máu trong phần trên cơ thể, bao gồm đầu và đường mũi, tăng lên. Điều này có thể làm cho tình trạng viêm ở các mạch máu trong mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, tư thế khi nằm cũng có thể làm cho việc loại bỏ chất nhầy khỏi mũi và các hốc xoang trở nên khó khăn hơn. Tình trạng nghẹt mũi và khó thở thường giảm dần sau 1-2 giờ kể từ khi bạn thức dậy, do chất nhầy có thể được đẩy ra khỏi mũi hoặc chảy xuống cổ họng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến khác cũng có thể gây nên tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, chẳng hạn như:
- Dị ứng thời tiết: là một nguyên nhân phổ biến, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi không khí khô.
- Viêm xoang: cũng là một nguyên nhân khác, do vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng trong các hốc xoang. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xoang có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi kéo dài và gây mất ngủ.
- Polyp mũi: tình trạng có khối u mềm phát triển trên niêm mạc mũi - cũng là một nguyên nhân gây nghẹt mũi khi ngủ.
- Dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng hoặc khói bụi: cũng có thể gây ra nghẹt mũi và khó thở khi ngủ, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.
Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ không dùng thuốc
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng liệu pháp massage
Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ bằng liệu pháp massage có thể giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi và tăng cường lưu thông khí quản. Dưới đây là một số kỹ thuật massage đơn giản mà bạn có thể thử:
- Vị trí giữa hai cung lông mày:
Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng ở vị trí giữa hai cung lông mày trong khoảng 1 phút, khi đó, áp lực trong xoang trán sẽ được điều hòa và chứng nghẹt mũi khi nằm cũng được cải thiện.
- Vị trí hai bên cánh mũi:
Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bạn hãy xoa tròn nhẹ nhàng hai bên cánh mũi khoảng 1 - 3 phút. Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ này có công dụng khai thông đường hô hấp, giúp hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và từ đó chứng nghẹt mũi khó chịu cũng được giảm dần.
- Vị trí điểm giữa mũi và môi:
Khi bị nghẹt mũi khi ngủ, chúng ta có thể thực hiện massage nhẹ nhàng tại vị trí điểm giữa môi và mũi khoảng 2 - 3 phút. Việc massage này sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi rất hiệu quả. Khi đó, đường hô hấp sẽ trở nên thông thoáng hơn và triệu chứng nghẹt mũi cũng dần biến mất.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng máy tạo độ ẩm khi ngủ
Khi không khí trở nên quá khô, có thể gây kích ứng đến cổ họng và đường mũi của bạn. Một giải pháp đơn giản là sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Máy này sẽ bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng máy tạo độ ẩm cũng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó, bạn cần thường xuyên làm sạch máy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước muối sinh lý
Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ tại nhà bằng nước muối sinh lý là phương pháp được nhiều người áp dụng và hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch an toàn.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc để sử dụng vệ sinh khoang mũi và khoang miệng. Nước muối không chỉ giúp đẩy các chất nhầy ra ngoài mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu niêm mạc mũi hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên để giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi khi ngủ.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước ấm
Nghẹt mũi cũng là tình trạng liên quan đến nhiệt độ môi trường và cơ thể, sử dụng nước ấm để uống và tắm là mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ rất hiệu quả. Nhưng hãy lưu ý là bạn không nên tắm quá muộn vào ban đêm. Nước ấm sẽ có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp là tan chảy dịch nhày tích tụ, từ đó làm làm giảm chứng nghẹt mũi.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng phương pháp xông hơi
Cách sử dụng hơi nước để trị nghẹt mũi tại nhà là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Bằng cách xông hơi trong phòng tắm, hơi nước sẽ làm lỏng chất nhầy trong đường mũi và giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh bị bỏng da mặt, bạn có thể thực hiện như sau: đổ nước ấm vào bồn rửa và đặt một chiếc khăn lên đầu để giữ hơi. Sau đó, nghiêng người trên bồn rửa và hít hơi nước thật sâu. Bạn cần đảm bảo không để da mặt bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với mặt nước hoặc hơi nước.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng trà gừng
Khi bị nghẹt mũi khi ngủ, một phương pháp tự nhiên có thể giúp giảm tình trạng này là sử dụng trà gừng. Trà gừng không chỉ giúp giảm nghẹt mũi mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nên nhớ rằng trà gừng không thay thế được các loại thuốc trị nghẹt mũi, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng tỏi
Được biết, tỏi không chỉ làm gia vị cho các món ăn mà còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất cao, nhất là được dùng trong mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ hoặc các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Allicin và scordinin là hai hợp chất quan trọng trong tỏi, giúp làm thông mũi và đẩy các chất nhầy ra ngoài.
Để trị nghẹt mũi bằng tỏi, bạn hãy trộn mật ong với tỏi rồi ăn, có thể thêm tỏi vào các món ăn như tôm hấp tỏi, rau xào tỏi, thịt nướng bơ tỏi,… hoặc chỉ đơn giản là bạn giã nhuyễn tỏi và hít mùi của nó (nhưng hãy nhớ là mùi tỏi hơi cay nồng đấy nhé).
-
Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng tinh dầu
Cách sử dụng tinh dầu có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn xoang mũi. Đặc biệt, tinh dầu cây trà có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm nghẹt mũi. Tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán để phát tán tinh dầu trong phòng ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay có 2 dạng tinh dầu: thoa và xông, vì vậy hãy lưu ý và sử dụng đúng cách nhé.
Cách chữa trị nghẹt mũi bằng thuốc
-
Dùng bình rửa mũi, thuốc xịt mũi
Sử dụng bình rửa mũi, thuốc xịt mũi để làm sạch chất nhầy từ mũi và xoang là cách hiệu quả để giảm tình trạng tắc nghẽn mũi. Corticosteroid là một loại thuốc giảm viêm được sử dụng để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi. Thuốc xịt mũi corticosteroid là một trong những phương pháp điều trị nghẹt mũi do viêm hiệu quả.
-
Uống thuốc kháng histamine
Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ bằng cách dùng thuốc histamine được cho là phương pháp rất hiệu quả đối với các tình trạng, triệu chứng nặng. Histamine là một loại hormone quan trọng trong phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi và các triệu chứng khác.
Các loại thuốc kháng histamine phổ biến được bán tại hầu hết các cửa hàng thuốc. Một tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc kháng histamine là gây buồn ngủ, vì vậy tốt nhất là nên sử dụng chúng trước khi đi ngủ. Nếu bạn lo lắng về các tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ.
Những điều cần tránh khi bị nghẹt mũi khi ngủ
Ngoài các mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ trên, chúng ta các lưu ý và tránh làm các điều sau đây để giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi:
-
Tránh tắm muộn, nước lạnh
Điều đầu tiên cần tránh là tắm muộn hoặc tắm bằng nước lạnh, vì nó có thể làm cho cơ thể mất nhiệt độ và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên tắm bằng nước ấm và đợi khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
-
Tránh uống nước lạnh hoặc đồ uống có cồn
Uống nước lạnh hoặc đồ uống có cồn có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn. Nước lạnh có thể làm co mao mạch máu trong mũi, làm cho chất nhầy trong mũi dày hơn và khiến việc thoát khí khó khăn hơn. Đồ uống có cồn cũng có thể khiến các mao mạch trong mũi co lại và gây ra tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi khi ngủ, nên tránh uống nước lạnh hoặc đồ uống có cồn.
-
Tránh tiếp xúc với thuốc lá hoặc khói bụi
Tiếp xúc với thuốc lá hoặc khói bụi có thể làm tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn. Thuốc lá có thể làm viêm nhiễm đường hô hấp, thiếu oxy, gây ra tình trạng nghẹt mũi và khiến các triệu chứng khó chịu khác trở nên nặng hơn. Khói bụi có thể kích thích màng nhầy trong mũi, làm cho chất nhầy dày hơn và gây ra tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi khi ngủ, cần tránh tiếp xúc với thuốc lá hoặc khói bụi.
Kết luận
Nhìn chung, nghẹt mũi là tình trạng liên quan đến hô hấp nhưng không quá nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng các mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ, giúp bạn ngon giấc mà Thế Giới Nệm đã chia sẻ trên dây. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngày càng nặng và kéo dài thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
-----------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom/
Thế Giới Nệm - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
- Trụ sở văn phòng: 361-365 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline tư vấn sản phẩm: 0707 325 325
- Hotline hậu mãi, CSKH: 0906 863 325
- Hệ thống cửa hàng: https://thegioinem.com/stores
- Fanpage: https://www.facebook.com/thegioinemcom
- Zalo: https://zalo.me/816994836045545813
- Email: thegioinem.com@gmail.com
(0 đánh giá)
(0 Hài lòng)
(0 Bình thường)
(0 Không hài lòng)
(0 Rất tệ)